Phỏng vấn Business Analyst (BA) ký sự - phần 1
Lời nói đầu
Đây là bài guest post của bạn Linh Nguyen. Ai cần info comment dưới post nhé
Nếu như mọi người đã đọc các bài viết của mình trước đây thì cũng biết mình làm ở vị trí QA (Quality Assurance). Vậy tại sao mình lại quyết định đi phỏng vấn thử sức ở một vị trí mới thì ráng đọc hết bài viết này nhé.
Thân gửi interviewer, vì lí do bảo mật thông tin nên tất nhiên em sẽ không tiết lộ tên công ty nhưng nếu các anh đọc được bài viết này thì đây là những kinh nghiệm đúc kết sau buổi phỏng vấn. Tất nhiên ở buổi phỏng vấn em biết mình trả lời chưa thật sự tốt nhưng những ý kiến và chia sẻ của các bậc đàn anh đi trước đã cho em một “rổ” kinh nghiệm quý báu về công việc này.
Bài viết này mình muốn hướng đến 2 đối tượng:
Những bạn đang còn ngồi trong giảng đường, chỉ biết đến vị trí này một cách sơ sài và không biết mình apply vị trí này có ổn không
Những bạn đã đi làm ở các vị trí khác không phải BA như QA, QC… nhưng muốn chuyển sang làm BA tuy nhiên lại sợ kinh nghiệm không phù hợp.
Bài viết này mình sẽ đứng ở góc độ QA 1,5 năm kinh nghiệm đi phỏng vấn BA nên sẽ có nhiều thiếu sót, mọi gạch đá em xin nhận nhưng chốt lại 1 câu blog của em nên thích viết gì tùy em :D
Vì đây là buổi phỏng vấn free style nên mình sẽ không viết theo format Phỏng vấn ký sự QC (Quality Control) (dành cho những bạn thắc mắc)
Học gì để đi phỏng vấn?
Trước tiên, lên bất kì một trang tuyển dụng nào như ITviec hay Vietnamwork search job title BA rồi ngồi đọc hết tất cả các phần Key Responsibilities để có thể hình dung ra công việc của một BA là làm gì và Skills and Experience để biết khả năng của mình match được bao nhiêu % với những yêu cầu họ đưa ra. Từ đó xác định được phần nào mình còn thiếu và học cái đó.
Đọc các bài phỏng vấn các BA có kinh nghiệm để có thể hiểu rõ thêm về công việc của một BA và các câu hỏi thông thường sẽ hỏi trong các buổi phỏng vấn.
Mình thì rất lười đọc sách và thích blog nên mình sẽ highly recommend blog nên đọc trước khi đi phỏng vấn là Bridging The Gab (không phỏng vấn cũng nên đọc :D)
Có nhiều thời gian thì lên Medium search BUSINESS ANALYST ngồi đọc để xem các anh em khác chia sẻ gì về vị trí này.
Các câu hỏi thường gặp
Tùy thuộc vào công ty và interviewer mà sẽ có các tập câu hỏi khác nhau
1. Giới thiệu về bản thân và liệt kê điểm mạnh điểm yếu?
Giới thiệu khái quát nhanh về bản thân
Mình đồng ý với quan điểm mình đi tìm việc chứ không phải xin việc, 2 bên tìm hiểu nhau và nếu cảm thấy có thể làm việc chung với nhau thì join. Nói như thế không có nghĩa là bạn cứ liệt kê ra toàn điểm yếu là tạch cmn luôn. Nên tinh tế, show điểm mạnh và các điểm yếu thì nên nói theo hướng có thể improve trong tương lai.
2. Nói về các dự án mình đã từng làm việc?
Trong CV của bạn cũng đã khái quát được phần nào câu hỏi này, tuy nhiên nếu phỏng vấn ở một vị trí mới như mình thì nên focus vào các công việc liên quan đến vị trí mà bạn đang phỏng vấn, không nên lang man.
3. Trong công việc thì bạn có gặp khó khăn nào trong khi làm việc với khách hàng không?
Nên đưa ra case study và cách bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào.
Ví dụ bạn khó khăn trong cách chốt scope của dự án với khách hàng, từ đó làm cho việc transfer với team Dev và QA trở nên mông lung hơn. Tất nhiên, làm việc theo mô hình Agile sẽ khuyến khích sự communication giữa khách và Dev, QA nhưng nếu hỏi nhiều quá thì khách sẽ khó chịu và hông thèm trả lời.
Mình từng làm việc với ông khách ở Sing, cả team viết cả 100 câu hỏi trong Q&A sheet mà khách đếch thèm trả lời câu nào làm dự án bị delay. Cách giải quyết của mình là book 1 buổi video call với khách, cùng ngồi xuống giải quyết từng câu 1, khách nói mình tự viết câu trả lời, cuối buổi gửi cho họ confirm phát là ok.
4. Interviewer sẽ đóng vai là một customer yêu cầu làm một phần mềm, bạn sẽ là BA để có thể đặt câu hỏi, lấy requirement và confirm lại với customer.
Đây là một câu hỏi quan trọng để interviewer có thể đánh giá khả năng của bạn. Điều interviewer muốn nhìn thấy ở đây là cách bạn:
Đặt câu hỏi
Lấy requirement
Đề xuất giải pháp và đánh giá tính khả thi
Khả năng giao tiế p
Khả năng phân tích, thâu tóm vấn đề
Thái độ
5. Theo bạn, 3 skill mà BA cần phải có là gì?
Câu này mình chả biết nên trả lời lang man lắm còn lạc đề nữa, nhưng anh PM chốt lại cho mình 3 skills:
Communication Skill
Time Management Skill
Analysis skill
Học hỏi được những gì?
Thông não được “em là ai giữa cuộc đời này”, vị trí của mình đang ở đâu và mình đang thiếu những skill gì để trở thành BA.
Nghe và hiểu thêm nhiều chia sẻ của các PM đàn anh kinh nghiệm đầy mình, các cuộc chinh chiến với khách hàng như thế nào. Từ đó đối chiếu lại với bản thân, hiểu được công việc mình đang làm có thật sự là nghiệp vụ của BA chuyên nghiệp không và học hỏi thêm những gì nếu muốn theo hướng này.
Kết
Bài viết của mình chỉ mang tính chất tham khảo và trải nghiệm của bản thân. Mình luôn khuyến khích mọi người đừng chỉ đọc và hãy tự đi trải nghiệm, sẽ thú vị hơn bạn tưởng nhiều :D
Với kinh nghiệm 1 năm như mình đi phỏng vấn làm BA là khá khó nhất là cho những dự án lớn. Anh PM cũng chia sẻ với mình là “Làm BA khó chứ không dễ” nên các bạn nên phải chuẩn bị kĩ, tự tin và quyết đoán chứ không là fail như mình nhé!
Mình thường hay note lại những lần đi phỏng vấn vì với mình mỗi lần interview là lại học hỏi thêm 1 mớ kiến thức và cũng có cái nếu đi phỏng vấn lần sau còn lôi ra đọc lại chứ không lại fail tiếp =))
À mình chưa trả lời câu hỏi tại sao mình đang làm QA mà đi phỏng vấn BA? Như mọi người cũng biết thì ở các công ty outsource nhỏ, dự án nhỏ sẽ không có BA mà QA sẽ là người đảm nhiệm 2 role. Qua quá trình làm việc, bản thân mình nhận thấy mình có khả năng làm việc với khách hàng, giao tiếp tốt, thích những việc làm thiên hướng về business, hiểu thêm về domain knowledge nên mình quyết định thử sức bản thân ở một lĩnh vực mới thôi. Còn trẻ mà, cái gì cũng phải thử mới biết, quẫy đi :D