Sơn Tùng đạo nhạc? Đạo game, đạo khóa học và Vi phạm bản quyền.
Đạo nhạc?
Tuần vừa rồi Sơn Tùng MTP vừa ra bài hát mới Chúng ta không thuộc về nhau. Cộng đồng mạng cho rằng bài này đạo lại bài We don’t talk anymore. Âm nhạc là lĩnh vực mình kém nhất. Mình cũng không biết Sơn Tùng có đạo nhạc hay không, nhưng câu chuyện này lại khiến mình liên tưởng đến những vấn đề khác. Đa số thì chỉ trích Sơn Tùng dù không biết có đạo hay không. 'Đạo' là một hành động giống như ăn cắp hay lấy bản gốc 'xào nấu' lại. Vậy bạn có bao giờ đạo lại cái gì đó chưa?
Đạo văn
Hồi nhỏ (tiểu học), làm văn mà theo ý mình là tiêu ngay! Tả người thì mắt phải bồ câu, mặt chữ điền, trái xoan. Đứa nào chép na ná trong mấy quyển NHỮNG BÀI VĂN HAY là điểm cao liền.
Hồi nhỏ (trung học), được học thêm mấy thể loại như phân tích, nghị luận rồi. NHỮNG BÀI VĂN HAY không còn phát huy tát dụng nữa. Thay vào đó là NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ONLINE, ông nào lên Google tìm mấy bài văn nghị luận rồi về ‘đạo’ lại là điểm cao chót vót.
Hồi nhỏ (phổ thông), NHỮNG BÀI VĂN HAY biến thể thành SEARCH GOOGLE + TEACHER’S NOTES. Cô dạy chỗ nào cô khoái, cô thích rồi biểu học sinh note lại. Đi kiểm tra cứ mấy chỗ notes đó + đạo ý trên Google nữa là điểm cao!
Tức là khi sử dụng một ‘chất liệu’ hay từ nguồn khác vào ‘chất liệu’ dở của mình thì sẽ khiến bài văn của mình hay hơn. Và điều này là hợp lý. Người viết văn hay thường là người đọc nhiều , mà đọc nhiều thì ‘đạo’ mỗi nơi một tý đến nỗi không ai phát hiện ra.
Đạo game, đạo app?
Bên IT có thuật ngữ reskin app, tức là mua nguyên source code của game hoặc app về rồi mua hình về đổi art lại. Ví dụ bạn cứ lên Appstore search flappy thôi, nó ra một list dài vô tận nào là flappy dog, flappy cat, flappy bear, flappy kid và gameplay thì y chang flapy bird.
Reskin game Flappy Bird
Bạn có để ý mấy game cùng một thể loại thường có icon na ná nhau không, mục đích để “đánh lừa” users tải game của họ thôi.
Icon và screenshot 'hơi' giống
Thực tế reskin không sai, rất rất nhiều người đang làm. Có hẳn nhưng khóa học hướng dẫn reskin + ASO ( tối ưu từ khóa trên các store ) không cần code gì cả. Chỉ cần mua source code, mua art về lắp ghép doanh thu mấy chục ngàn đô một tháng.
Mấy tháng trước, mình có thi hackathon game tại trường. Khi biết được gameplay của đội thắng y chang một game của Ketchapp, mình đăng ngay status đá xéo liền tại mình có kết bạn với một ông trong team đó :)). Lúc đó mình chỉ nhất thời ganh tỵ thôi, thực sự họ thắng vì họ giỏi. Cũng như reskin app đúng luật thì không sao cả.
Lần này, chúng ta cũng đang lấy ‘chất liệu’ tốt (là source code, là ý tưởng) từ nguồn khác kết hợp với ‘chất liệu’ đang có để tạo thành sản phẩm hay hơn, tốt hơn.
Đạo khóa học?
Ví dụ A học thầy B. Học xong A về mở lớp dạy y chang (y chang là nguyên bản gốc) những gì thầy B dạy (A dạy có thu học phí). Hỏi A có đạo khóa học không? 3 2 1? Bạn không có câu trả lời?
Vẫn ví dụ trên, nhưng lần này A vỗ ngực xưng tên là không học ở thầy B. Những kiến thức A có được là tự học. Hỏi A có đạo không? 3 2 1? Bạn có câu trả lời rồi chứ gì?
Vẫn ví dụ trên, nhưng lần này A dạy miễn phí và không ghi nguồn là học từ B. Hỏi A có đạo khóa học không?
Vẫn ví dụ trên, nhưng lần này A dạy thu phí và có ghi nguồn là học từ B. Hỏi A có đạo khóa học không?
Trường hợp này xảy ra rất nhiều ngoài đời thường. Và chính mình cũng từng thử. Mình có mở khóa mấy khóa học thu phí và miễn phí. Mình tham khảo từ những khóa học trên Udemy, Pluralsight, vv và dạy lại và không ai nói mình ‘đạo’ khóa học cả, bởi vì mình có ‘thêm chất liệu’ của mình vào các khóa học đó
Những khóa học hàng đầu trên Udemy, những giáo viên trên đó cũng dựa vào sách rồi dạy lại. Hay ông này copy ông kia là chuyện bình thường.
Không nói đâu xa, mình tình cờ thấy mấy video hướng dẫn Unity3D của một trung tâm tin học trên Youtube. Trung tâm này dạy ‘y chang’, giống đến cách đặt tên biến, tên hàm, cách giải thích, từng bước làm, vv của một khóa học trên Udemy mà mình đang học. Hỏi trung tâm này có đạo khóa học không?
Lần này, chúng ta cũng đang lấy ‘chất liệu’ tốt (là khóa học) từ nguồn khác kết hợp với ‘chất liệu’ đang có để tạo thành sản phẩm hay hơn, tốt hơn.
Vi phạm bản quyền (VPBQ)
Viết đến đây, mình bắt đầu cảm thấy hack não rồi. Không biết những luận điểm của mình có thuyết phục không :D. Bạn còn đọc chứ?
Nếu bạn chỉ trích Sơn Tùng đạo nhạc, học sinh đạo văn, developer đạo game, mình đạo khóa học, vậy bạn có bao giờ vi phạm bản quyền?
Luật ở một số nước không những phạt những người phát tán sản phẩm VPBQ mà còn cả người sử dụng nữa. Tức là bạn xài những thứ VPBQ thì bạn cũng sai rồi. Bạn có xài win lậu, phần mềm crack, đọc ebook free, tải nhạc, xem phim FULL HD không trả tiền?
Từng có trường hợp một ông blogger chỉ sử dụng hình không xin phép trong blog mà bị kiện phải đền $3000. Người ta không bắt thôi, nếu bắt thì không có tiền đóng phạt đâu.
Tất cả chúng ta hầu như đều đã VPBQ và thích VPBQ. Tại sao lại chỉ trích người khác?
Kết luận:
Ai sai sẽ có người trừng trị. Thay vì ra sức chỉ trích sao các bạn không nhìn vào mặt tích cực nhỉ?
Đạo nhạc -> Có nhạc nghe
Đạo văn -> Viết văn hay hơn do phải đọc nhiều để đạo
Đạo game -> Có nhiều game chơi
Đạo khóa học -> Được tiếp cận nền tri thức mới
Ai đúng ai sai mặc kệ người Tự mình lo giữ phận mình thôi Nếu ta tìm lỗi nơi người khác Ngay đó là ta đã sai rồi.
Link tham khảo thêm:
http://www.contentfac.com/copyright-infringement-penalties-are-scary/
Image source:
makeuseof.com
bluecloudsolutions.com/