Cách thất nghiệp! Make thất nghiệp great again!
Intro
Nhân ngày quốc tế nói thật 1/4, mình xin viết bài này để chia sẻ với mọi người cách thất nghiệp đúng cách, cách lên kế hoạch cũng như cách tận hưởng khoảng thời gian thất nghiệp đúng quy trình nhất.
Let's make thất nghiệp great again!
Thất nghiệp là gì
Trước tiên, để đi sâu hơn chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của từ thất nghiệp trước nhé
Thất nghiệp là gì?
Ở tiếng Anh, unemployed: "(of a person) without a paid job but available to work." Ta thấy được thất nghiệp là có thể làm việc được. Còn ở tiếng Việt, có một sự tiêu cực không hề nhẹ, thất nghiệp là không làm việc luôn.
Từ đó ta có thể thấy được tiếng Việt đã làm mất đi giá trị khá lớn về mặt ý nghĩa của từ thất nghiệp (unemployed). Có thể từ điển không thể phơi bày hết sức mạnh ẩn chứa của từ thất nghiệp, chúng ta hãy tìm đến những nguồn uy tín hơn như Wikipedia, các nguồn của Chính phủ nhé. Mình xin trích hình từ Tổng cục thống kê:
Theo hướng tích cực thì thất nghiệp có thể là giai đoạn tiền khởi nghiệp hoặc chuẩn bị đi làm lại!
Vậy thì thất nghiệp không có gì xấu cả, nó tiêu cực hay không là do cách suy nghĩ của mỗi người mà thôi. Trong một bài post, mình cũng không thể nào lột tả hết vẻ đẹp của thất nghiệp được. Nên mình chỉ tập trung vào ý thất nghiệp do có một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu nhé.
Thất nghiệp để lập nghiệp hay tạo nghiệp?
Bạn có thấy là dùng ngôn ngữ học thuật nó làm câu chữ dài ra không?
Do đó, mình sẽ dùng cụm từ Thất nghiệp để lập nghiệp thay cho "thất nghiệp do có một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu nhé."
Còn việc nôn nóng, muốn thành công sớm, tạo ra các sản phẩm không giúp ích gì cho đời mang lại giá trị cho thị trường mà còn vi phạm pháp luật, làm kiểu ăn xổi ở thì. Đó là tạo nghiệp
Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau.
Đừng tạo nghiệp
Tại sao nên thất nghiệp
Mình thấy việc đi làm công ty hay làm cho người khác không có gì sai, ngược lại là khác. Làm việc cho người khác có rất nhiều mặt lợi.
Làm cho công ty hay cho bản thân đều tốt cả. Quan trọng là bạn có thể hiểu được lợi/hại của cả hai để đưa ra quyết định phù hợp với chính bản thân
Yếu tố
Đi làm
Thất nghiệp
Tự do
Đi làm đúng giờ. Các quyết định quan trọng
thường do sếp duyệt
Tự do, muốn làm thì làm,
muốn nghỉ thì nghỉ.
Tự đưa ra các quyết định.
Học kỹ năng mới. Làm nhiều việc/vị trí cùng lúc
Nhiều công ty sẽ có training, học hỏi từ đồng nghiệp, sếp. Có thể luân chuyển phòng ban, chuyển vị trí công việc
Hầu như phải biết mọi thứ
từ sale, marketing, tài chính, xây
dựng sản phẩm
Người làm việc
cùng
Không thể tự chọn
Bạn có quyền hợp tác với người
bạn muốn.
Xây dựng sản
phẩm của mình
Không thể
Có thể tạo sản phẩm của
riêng mình
Lifestyle
Môi trường công sở. Làm việc ít nhất 8h ở
văn phòng. Một năm có khoảng 14-20
ngày nghỉ phép
Linh hoạt hơn, có thể hôm nay đi chơi cả ngày, tối
về làm bù không sao.
Có thể điều chỉnh thời
gian sinh hoạt, làm việc phù hợp với bạn nhất (Work/Life Balance)
Thu nhập
Tăng/thưởng theo năng lực nhưng có giới hạn
Không giới hạn tuỳ thuộc vào khả năng
Risks/Rewards
Low risk, low rewards
high risk, high reward
Thách thức bản thân
Ít
Cực nhiều
Bạn đối chiếu các yếu tố này với bản thân để biết mình phù hợp với bên nào hơn
Nhưng đã đến lúc phù hợp?
Một số người sẽ có dự định làm việc công ty một thời gian, sau đó tách ra làm riêng. Nhưng một thời gian là bao lâu, làm sao biết lúc nào là phù hợp?
Dưới đây là các dấu hiệu bạn nên thất nghiệp:
Chán công việc. Chán vì không phải lười biếng không muốn làm. Chán vì công việc không có gì mới và thú vị.
Mọi thứ cứ lập đi lặp lại. Bạn cảm thấy mình đang có nhiều năm kinh nghiệm làm đi làm lại 1 việc chứ không phải có nhiều năm kinh nghiệp làm việc
Bạn thích tạo ra thứ gì đó. Có thể là phần mềm, viết lách, vẽ vời, design, làm video, vv.
Bạn đã từng làm freelancer, đã có khách hàng: Trong thời gian làm công ty, bạn nên nhận các dự án freelancer để thử sức. Đây là cách hay để biết bạn có phù hợp cho việc thất nghiệp sau này hay không
Bạn đã có một nguồn thu nhập khác bằng khoảng 1/3 -> 1/2 lương tháng của mình. Với số tiền này bạn có trang trải đủ hàng tháng để tự lập nghiệp.
Ít ràng buộc về tài chính: Ví dụ như có con cái, dính nợ cần phải trả thì thất nghiệp lúc này khá áp lực.
Chuẩn bị kế hoạch
Chuẩn bị tâm lý
Trước khi thất nghiệp, bạn cần phải đảm bảo đây là quyết định bằng lý trí, sau khi phân tích lợi/hại, khả năng của bản thân. Đừng vì đú theo trend hay nghe lời dụ dỗ của người khác mà đánh mất bản thân.
Cần phải hình dung ra viễn cảnh được tự do làm việc mình thích nhưng cô đơn lẻ loi ngồi nhà một mình. Khi gặp khó khăn không biết nhờ ai.
Nhìn bạn bè chụp hình khoe công việc, đi nước ngoài công tác, được thưởng tháng 13, tổ chức birthday party, Year End party, vv mà bạn không một chút chạnh lòng thì xin chúc mừng bạn.
Cần phải chuẩn bị tâm lý với thành công của người khác. Nên nhớ không chỉ một mình bạn thất nghiệp. Nhiều người đang thất nghiệp ngoài kia và thành công hơn bạn. Không được đố kỵ, so sánh bản thân với họ vì chỉ thêm nản chí mà không, không giúp ích gì cho bạn cả
Chuẩn bị tâm lý với gia đình, bạn bè, xã hội. Bà con hỏi "Nay làm gì con?" mà bạn dõng dạc tuyên bố "Con đang thất nghiệp". Đó là tâm lý vững.
Chuẩn bị tâm lý với khách hàng. Có thể bạn chửi khách hàng hay khách hàng chửi bạn. Điều đó không quan trọng. Quan trọng, bạn là người có trách nhiệm cao nhất lúc này. Ký hợp đồng cũng là bạn, báo cáo với khách hàng cũng là bạn, nhận tiền dự án cũng là bạn. Đền hợp đồng cũng là bạn. Vì thế hãy thận trọng.
Chuẩn bị tâm lý với những người làm với mình.. Đừng đến lúc "bể dĩa" thì lại trách "không sợ team địch mạnh như hổ chỉ sợ đồng đội ngu như bò nhé". Làm cùng với ai cũng do bạn quyết định mà. Thành thại là do mình, không đổ thừa.
Tầm nhìn
Đây là lộ trình phổ biến:
Freelancer -> Outsource Agency (Optional) -> Product
Freelaner
Freelancer là cách tốt nhất để bắt đầu. Lúc mới bắt đầu, bạn chưa thể làm việc với những dự án lớn, khách hàng bự được. Mới bắt đầu mà nhảy vào làm sản phẩm riêng là cực kỳ khó, no hope.
Lúc này bạn chưa hiểu thị trường, chưa biết là khách hàng thực sự cần gì, chưa đủ tiềm lực, thứ bạn có chỉ là ý tưởng
Ngược lại, làm sản phẩm cho một người (freelancer) như lập trình, viết, vẽ, dựng phim, vv thì dễ dàng hơn nhiều.
Bạn có thể học được cách giải quyết vấn đề cho một người, biết được cái gì đúng, cái gì sai trong thị trường mà mình đang làm. Sau đó quy trình này lặp đi lặp lại.
Ví dụ team mình đang làm dự án web app về bất động sản. Tụi mình làm việc với một anh kiến trúc sư và học hỏi được rất nhiều về lĩnh vực này. Biết được vấn đề hiện tại của lĩnh vực này là gì.
Điều này có hai lợi ích. Thứ nhất là nếu gặp khách hàng trong lĩnh vực này nữa, mình có thể nói chuyện dễ dàng hơn. Thứ hai, lỡ như sau này mình xây dựng một sản phẩm liên quan tới bất động sản thì cũng có kinh nghiệm về cả mặt kỹ thuật & business. Còn bây giờ mà có idea gì về bất động sản mà làm luôn á, chắc chắn là sẽ fail.
Outsource Agency
Giai đoạn thứ hai là Outsource Agency vẫn là làm sản phẩm cho người khác nhưng ở quy mô lớn hơn, khách hàng doanh nghiệp. Có thể bỏ qua giai đoạn này để làm product cho riêng mình luôn.
Nhưng lợi ích lớn nhất của giai đoạn này là bạn sẽ thực sự học được nhiều thứ như quản lý nhân sự, tài chính, xây dựng các mối quan hệ, là bước đệm tốt để xây dựng sản phẩm sau này.
Ở giai đoạn này bạn cũng có thể làm các sản phẩm nhỏ thử nghiệp thị trường trước
Product
Lúc này bạn có có am hiểu về thị trường, có các mối quan hệ, nhân lực trong tay. Việc triển khai product riêng lúc này là phù hợp nhất.
Kiên nhẫn
Tầm nhìn là thứ cực kỳ nhảm nhí nếu bạn không có sự kiên nhẫn.
Nghỉ việc để làm một founder công ty startup Y có sản phẩm X giải quyết vấn đề Z nghe cool ngầu hơn là nghỉ việc để làm freelancer trên mạng trong 1 năm.
Kế hoạch B
Mọi thứ diễn ra có thể không theo mong muốn của bạn. Đừng lúc nào cũng chỉ nghỉ đến thành công, ngược lại hãy lo về thất bại như một sự chuẩn bị. Hết tiền, không có khách hàng thì làm gì tiếp theo? Quay lại phỏng vấn đi làm và sẽ thất nghiệp again trong tương lai?
Những câu hỏi này chỉ có bạn mới trả lời được.
Kết
Thất nghiệp vì lười biếng, kém cỏi là lỗi bạn, còn thất nghiệp để tạo nghiệp cũng là lỗi của bạn!
Hãy đưa ra các quyết định dựa theo phân tích khả năng của bản thân và ý muốn hiện tại.
Từ thất nghiệp có vẻ quá tiêu cực. Hãy chung tay lan toả tinh thần thấp nghiệp đến nhiều người hơn nữa nhé.
Let's make thất nghiệp great again!
Tham khảo
https://www.gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_QG.aspx?ma3=0204
https://en.wikipedia.org/wiki/Unemployment#Measurementhttps://www.gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_QG.aspx?ma3=0204