Giải pháp hoá đơn điện tử với blockchain phần 1
I. Mục đích bài viết
Hoá đơn điện tử với Blockchain là đề tài nhóm mình dùng làm luận văn. Mình viết bài này để:
Chia sẻ những gì đã nghiên cứu về hoá đơn điện tử, blockchain
Hóng 'gạch đá' để hoàn thiện giải pháp hơn
Gặp được anh chị nào đang cùng ý tưởng có thể cafe chém gió chơi
II. Tổng quan hoá đơn điện tử
Hoá đơn giấy vs Hoá đơn điện tử
| Đặc điểm | Chữ ký | Điều kiện phát hành | Lưu trữ & Tra cứu | Lỗ hổng/Khuyết điểm | |------------------------------- |----------- |------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- |----------------------------------------------------------------------------------- | | Hoá đơn giấy (hoá đơn đỏ) | Ký tay | Công ty phải chuẩn bị thủ tục xin phép đặt in, thủ tục tự in hoặc tìm nhà in đủ điền kiện, làm hồ sơ đặt in | Đóng gói, bỏ vào kho. Lúc tra cứu thì rất cực. Doanh nghiệp có nhiều giao dịch càng tốn công sức lưu trữ và thời gian khi tra cứu | Dễ bị làm giả để khai khống chi phí | | Hoá đơn điện tử | Chữ ký số | Công ty đăng ký mua chữ ký số. Mua phần mềm hoá đơn điện tử | Lưu hoá đơn ở database. Tra cứu bằng phần mềm | Quá nhiều giải pháp hoá đơn điện tử trên thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp |
Với hoá đơn điện tử, việc kê hai thuế cũng tiện lợi hơn, có thể kê khai online:
Để công ty có thể phát hành HĐĐT, cần?
Chữ ký số
Chữ ký số (lưu trong một USB) có vai trò như một con dấu và được thừa nhận về mặt pháp lý. Phải có chữ ký số để được phát hành hoá đơn điện tử Các nhà cung cấp được Nhà nước cấp phép là VINA – CA, FPT, Viettel, VNPT, Bkav, Nacencomn, Newca
Hoá đơn điện tử
-Cty phải có thông báo phát hành, đăng ký mẫu hoá đơn, ký hiệu trước với Cơ quan thuế
-Có thể tự in hoặc dùng một tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
-Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đăng ký với bên Cơ quan thuế
\=> Phần lớn các công ty sẽ chọn việc mua một giải pháp hoá đơn điện tử hơn là việc tử xây dựng phần mềm vì tốn nhiều công sức.
Bắt buộc dùng hoá đơn điện tử trong tương lại
Đến 01/11/2020 là thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Thị trường hoá đơn điện tử hiện tại
Nhu cầu
Với việc sẽ bắt buộc dùng hoá đơn điện tử, nhu cầu của thị trường là rất lớn:
Thị trường hiện tại
Hiện tại, đa số các công ty sẽ mua giải pháp hoá đơn điện tử từ một nhà cung cấp hoá đơn điện tử.
Theo khảo sát của mình, không dưới 20 công ty cung cấp phần mềm/giải pháp hoá đơn điện tử. Các 'ông lớn' trên thị trường như VNPT, Viettel, MISA, BKAV.
Chữ ký số
| Dịch vụ | Chữ ký số 1 năm | Chữ ký số 2 năm | Chữ ký số 3 năm | Thiết bị CA Token | |---------|---------------------|---------------------|---------------------|------------------------| | BKAV | 1,159,091 VNĐ | 1,994,545 VNĐ | 2,826,364 VNĐ | 500,000 VNĐ | | VNPT | 1,273,00 VNĐ | 2,190,000 VNĐ | 3,112,000 VNĐ | 550,000 VNĐ | | Viettel | 1.590.000 VNĐ | 1.990.000 VNĐ | 3,112,000 VNĐ | Free |
Hoá đơn điện tử
| Dịch vụ | 500 | 1000 | 5,000 | \> 20, 000 | 1,000,000 | Pay as you go | |---------------- |------------- |------------- |--------------- |-------------------- |----------------- |--------------- | | BKAV (eHoaDon) | 288,000 VNĐ | 448,000 VNĐ | 1,440,000 VNĐ | 200 VNĐ/ 1 hóa đơn | | x | | VNPT | | 420,000 VNĐ | 2,150,000 VNĐ | | 300,000,000 VNĐ | x | | Viettel | | 640.000 VNĐ | 2.050.000 VNĐ | | 290.000.000 VNĐ | x |
Tính chất pháp lý - Thông tư 32 - 14 tháng 3 năm 2011 (các giải pháp hiện tại áp dụng Thông tư này)
Đây là thông tư chính thức đầu tiên hướng dẫn về hoá đơn điện tử. Các công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoá đơn và xây dựng cổng Portal để các bên liên quan: Người bán, Người mua, Cơ quan thuế tra cứu, kiểm tra Mình đã tóm tắt cụ thể bằng sơ đồ bên dưới:
Workflow khi sử dụng các phần mềm hoá đơn điện tử hiện tại trên thị trường
Các bên tham gia vào giải pháp hoá đơn điện tử
Một số nhược điểm:
Dữ liệu hoá đơn đang tập trung tại database của Công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT. Công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT có thể chỉnh xoá, thay đổi nội dung hoá đơn
Những tính năng của các giải pháp HĐĐT hiện tại không đồng bộ, mỗi công ty cung cấp dịch vụ làm mổi kiểu riêng gây khó khăn cho công ty trong việc sử dụng.
Cơ quan thuế khó kiểm tra vì dữ liệu hoá đơn được lưu trên server của các công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT. Định kỳ 6 tháng (theo thông tư 32), Công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT mới gửi báo cáo cho Cơ quan thuế, như thế là rất lâu.
Khi có thay đổi về các nghị định, thông tư từ Cơ quan thuế, người bán bị bị động vì phải đợi công ty cung cấp dịch vụ HĐĐT cập nhật phần mềm theo quy định, thông tư mới
Hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế
Thấy được sự bất cập với giải pháp ở trên, Cơ quan thuế đã có các điều chỉnh với các nghị định, thông tư bên dưới:
Quyết định 1445/2015/QĐ-TCT ngày 06/08/2015
Quyết định 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2015
Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018
Các quyết định này để triển khai thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Workflow hoá đơn điện tử có mã xác nhận
Trong đó:
- Để lập hoá đơn xác thực, doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong các phần mềm sau:
VAN (web app): là phần mềm xử lí hoá đơn của Tổng cục Thuế. Phần mềm này cũng có chức năng lập hoá đơn. Doanh nghiệp có thể truy cập qua mạng internet để sử dụng phần mềm này. https://laphoadon.gdt.gov.vn/van-portal/login VAN sẽ trao đổi dữ liệu với phần mềm xác thực hoá đơn (ICC) để xác thực hoá đơn và nhận về hoá đơn đã xác thực.
ICA (app client): là phần mềm lập hoá đơn do Tổng cục Thuế cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tải phần mềm này về máy trạm để sử dụng.
LHD (app client): là phần mềm lập hoá đơn riêng của doanh nghiệp. Phần mềm này phải có các chức năng lập hoá đơn và kết xuất hoá đơn ra tệp theo định dạng chuẩn theo quy định của Tổng cục Thuế hoặc tích hợp được dữ liệu với Phần mềm xử lí hoá đơn của Tổng cục Thuế (VAN) hoặc tích hợp được dữ liệu hoá đơn với thiết bị xác thực hoá đơn đặt tại doanh nghiệp.
Hoá đơn điện tử có mã xác thực của Cơ quan thuế
- Phần mềm xác thực hoá đơn của Tổng cục Thuế (ICC). ICC nhận hoá đơn cần xác thực từ VAN và sinh số hoá đơn xác thực, mã hoá đơn xác thực sau đó gửi dữ liệu hoá đơn đã xác thực cho hệ thống VAN đồng thời lưu trữ dữ liệu ICC sẽ gọi đến một module riêng được gọi là Thiết bị xác thực cấp mã để tạo 2 mã Số hóa đơn xác thực, Mã xác thực như hình bên dưới.
Bạn có thể vào trang https://laphoadon.gdt.gov.vn/xmhd/exploit
Sử dụng 2 mã sau để tra:
012131000000140 - Số hóa đơn xác thực
qj/x4 (5 ký tự đầu của Mã xác thực - gồm 64 ký tự) Đối với app client LHD, công ty phải gắn Thiết bị xác thực cấp mã để tạo 2 mã Số hóa đơn xác thực, Mã xác thực.
Định kỳ theo quy định (cuối ngày hoặc khi số lượng hóa đơn xác thực đạt ngưỡng 50.000 số hóa đơn), doanh nghiệp kết nối mạng để thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn xác thực từ thiết bị đặt tại doanh nghiệp về hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
- Phần mềm tra cứu, khai thác dữ liệu hoá đơn (ICE): giúp tra cứu, kiểm tra thông tin hoá đơn xác thực, tạo báo cáo sử dụng. Phần mềm này chỉ có cơ quan thuế sử dụng
Các bên tham gia
Một số nhược điểm:
- Cơ quan chức năng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đến doanh nghiệp. Điều này khiến cho các doanh ngiệp thấy lúng túng trong việc áp dụng hình thức hóa đơn này. Bạn có thể thấy thí điểm từ năm 2015, tháng 9 năm 2018 lại ra nghị định bổ sung. Có tới tận 3 phần mềm để tạo hoá đơn: VAN, LHD, ICA. VAN thì có thể truy cập được, còn 2 phần mềm client ICA, LHD không biết tải ở đâu, tìm ở Google không ra thông tin. Có thể vẫn đang lộ trình thí điểm, chưa public.
- Quy định cũng chưa thể hiện rõ các trách nhiệm của cơ quan chức năng đối với việc bảo quản các chứng từ và chữ ký số của doanh nghiệp như thế nào. Nếu database của Cơ quan thuế bị tấn công, hư hại thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
- Khi triển khai đại trà cho nhiều doanh nghiệp liệu nhiều lượt request lên VAN liệu có gây nghẽn mạng?
Đề xuất giải pháp hoá đơn điện tử với Blockchain
Đề xuất một giải pháp toàn diện cho cơ quan thuế vận hành. Những tác nhân tham gia vào hệ thống: Cơ quan thuế, Công ty (Người bán) và người mua
Có 2 phần mềm: Backend Admin (Cơ quan thuế sử dụng) và Client App cho công ty sử dụng. Ngoài ra có Web Portal để người mua tra cứu hoá đơn
Mô hình chứng thực
- Có 3 loại tài khoản:
Owner (chủ công ty).
Admin (nhân viên Cơ quan thuế)
Staff (Nhân viên công ty). Tài khoản Owner tạo được tài khoản Staff
- Owner phải đăng ký account với các thông tin giấy phép kinh doanh, Giấy đăng ký thuế, CMND, Public Address trên NEM Blockchain. Chủ công ty (Owner) tự tạo ví, dùng ví này để thay thế chữ ký số.
- Admin sẽ kiểm duyệt. Nếu "đồng ý" thì kích hoạt tài khoản Owner và cấp API key để App Client có thể cập nhật dữ liệu hoá đơn lên database của Cơ quan thuế - Chỉ có tài khoản Owner mới có quyền phát hành hoá đơn.
- Dữ liệu hoá đơn sẽ được lưu trên Blockchain
Giải pháp quản lý cho Cơ quan thuế
Xây dựng trang Backend admin cho Cơ quan thuế kiểm duyệt, quản lý hoạt động sử dung hoá đơn của công ty.
Đề xuất một số nghiệp vụ xem báo cáo tình hình sử dụng, kiểm tra đồng loạt tính xác thực của hoá đơn ở trang Backend Admin
Workflow hoá đơn điện tử blockchain
Các bên tham gia
Kết luận
Chúng ta cũng thấy rằng Chính phủ nói chung cũng như Cơ quan thuế nói riêng đang rất nổ lực trong việc xây dựng một giải pháp ngày càng hợp lý, toàn diện hơn (lộ trình từ nghị định đầu tiên về hoá đơn điện tử đã hơn 10 năm).
Vậy tại mỗi không chung tay đề xuất một giải pháp nào đó. Đây cũng là giải pháp nhóm mình dùng cho đề tài luận văn. Với mình, có thể giải pháp không hợp lý, khó thực hiện nhưng việc đó có đáng gì khi trong quá trình research đọc luận mình học được rất nhiều điều. Thực tế lúc đưa ra giải pháp mình không biết là đã có Nghị định thí điểm cái Hoá đơn điện tử có mã xác nhận của Cơ quan thuế đâu. Điều chỉnh giải pháp vài lần mới thấy khá giống.
Ở bài sau mình sẽ trình bày rõ hơn cách áp dụng blockchain, tại sao chọn NEM blockchain, các tính năng của nó.
Link tham khảo
Giá chữ ký số + Hoá đơn điện tử https://www.bkav.com.vn/ehoadon/bang-gia-50 https://chukyviettel.com/mua-chu-ky-gia-re-viettel.html http://vnpttphcm.com.vn/hoa-don-dien-tu-vnpt.html https://vietteltelecom.vn/hoadondientu https://hoadondientu-viettel.vn/
Hoá đơn xác thực
http://in.innamphuong.com/in-hoa-don-tin-tuc/tin-noi-bo/huong-dan-tao-hoa-don-dien-tu-mien-phi https://cmcsoft.com/tin-tuc/dung-nham-lan-hoa-don-dien-tu-va-hoa-don-dien-tu-co-ma-xac-thuc.html https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-119-2018-ND-CP-quy-dinh-ve-hoa-don-dien-tu-khi-ban-hang-hoa-cung-cap-dich-vu-394152.aspx http://hdxt.intercom.com.vn/kiem-tra-hoa-don-xac-thuc-la-that-hay-gia.html https://laphoadon.gdt.gov.vn/xmhd/exploit