Game UIT Hackathon 2018 review
Tổng quan cuộc thi
Năm nay là năm thứ 4 Game UIT Hackathon được tổ chức. Mình nhớ không lầm thì có 73 đội đến từ 20 trường đại học ( cuộc thi chỉ cho sinh viên tham gia ).
Năm nay được làm cả app và game.
Chủ đề năm nay là anti-violence ( chống bạo lực ).
Theo mình, chủ đề năm nay khó nhưng cũng thực tế. Mấy tuần trước có vụ hiệp sĩ bị đâm được cộng đồng quan tâm nên ban tổ chức chọn luôn topic này chăng?
Xem thêm:
Team mình
Team mình gồm có 2 bạn code React Native, 1 bạn designer và có mình ( Product Manager - ngồi không chỉ đạo ).
Với đội hình này thì đương nhiên sẽ làm app rồi.
Brainstorm
Nhóm mình dành hơn 2 tiếng mới đi đến quyết định cuối cùng.
Nhóm mình chia ra 3 tình huống: + Khi bạo lực đang diễn ra: App gọi cấp cứu, hỗ trợ.
Giải pháp này trên thị trường đã có nhưng sẽ cải tiến thêm. Ví dụ người dùng có thể dùng âm thanh, lắc điện thoại như 1 trigger để kích hoạt app. Gọi người thân sẽ không khả quan lắm nên sẽ cho gọi đồn cảnh sát gần nhất, hoặc kết nối với hiệp sĩ đường phố.
Dạng này thì cần khoảng 3-4 screens thôi. Nhưng khó khăn là chạy background thread để nhận trigger thì chưa biết làm, nhận diện âm thanh thế nào, rồi lỡ gọi hiệp sĩ không bắt máy đươc thì sao.
\===> Không làm
+ Khi bạo lực đã diễn ra: App review địa điểm không an toàn, app hỗ trợ kết nối với chuyên gia tâm lý.
Dạng này gọi luôn lên tổng đài có phải khoẻ hơn không, rồi nội dung đâu ra?
\===> Không làm
+ Dạng giáo dục, phòng tránh trước
Chưa biết làm gì nhưng nhóm mình đều đồng quan điểm là phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhóm cũng đoán là dạng idea 1 và 2 sẽ có nhiều nhóm làm rồi nên không làm nữa.
\===> Chọn idea này.
Tiếp tục brainstorm. Nhóm mình nhắm đến trẻ em vì còn nhỏ mới dạy được chứ lớn rồi khó thay đổi con người ta lắm.
Ý tưởng cuối cùng
Tiếp tục thảo luận, nhóm đi đến kết quả cuối cùng về tính năng của ứng dụng:
Theo nghiên cứu của tổ chức The Tim Parry Johnathan Ball Foundation for Peace, bạo lực có thể phòng tránh qua việc giáo dục sớm trẻ em. Độ tuổi từ 3-12 là khoảng thời gian trẻ em bắt đầu nhận thức và có khuynh hướng học theo các hành vi từ môi trường sống xung quanh
Cũng theo nghiên cứu, trẻ em cần học nhưng kỹ năng sau để có tâm hồn hướng thiện, tránh xa bạo lực:
+ Inclusion: Tôn trọng sự đa dạng về dân tộc, văn hoá, ngôn ngữ, tầng lớp, giai cấp
+ Resilience: Biết cách vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
+ Partnership: Biết cách sống, làm việc với người khác trong một cộng đồng
+ Love: Biết cách yêu thương không chỉ với con người mà còn động vật, môi trường.
Không gì giá trị hơn việc học các kỹ năng này qua các hoạt động ngoại khoá.
Dựa trên nhu cầu thực tế, Everyday là ứng dụng kết nối phụ huynh với người tổ chức hoạt động cho trẻ.
Tính năng chính:
+ Kết nối phụ huynh với nhau và với người tổ chức hoạt động
+ Tìm hoạt động theo địa điểm, theo kĩ năng
+ Các phụ huynh có thể tự tạo hoạt động
+ Đánh giá hoạt động, người tổ chức hoạt động
+ Cá nhân tổ chức hoạt động cho thể kiến tiền nhờ kỹ năng hoạt náo, quản trò
Phụ huynh không còn tốn nhiều tiền cho các trung tâm cũng như tự kết nối với nhau bằng các kênh không tập trung khác.
Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải được giáo dục và rèn luyện để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.
Tương lai, Everyday hướng đến một nền tảng mà phụ huynh có thể yên tâm cho con em mình vui chơi, học tập, rèn luyện mỗi ngày.
Lean canvas
Lean canvas là bản kế hoạch kinh doanh tinh gọn. Mình làm để lỡ có vào vòng thuyết trình trình bày cho thuyết phục hơn.
Các team khác làm gì?
Như những lầm review hackathon khác đều có phần này. Tuy nhiên, với cuộc thi Game UIT Hackathon, các team được chia riêng thành từng phòng, mình cũng không thể đi hết các phòng để "tia" hết được. Nhưng các bài mô tả sơ lược đều được submit lên fanpage của cuộc thi, bạn có thể vào để xem nhé:
https://www.facebook.com/pg/GameUITHackathon/photos/?tab=album&album_id=608078676235838
Kết quả
Team mình vào top 10 và ..... tạch. Nguyên nhân do mình nghĩ: + Ý tưởng quá lớn, kiểu sharing economy như vậy chỉ khi nào làm thực tế, đổ rất nhiều tiền mới biết phát triển được không hay.
+ Ban giám khảo đều là những người cực kỳ nhiều kinh nghiệm, hỏi những câu khó, thực sự mình cũng khớp, không trả lời hoàn hảo như ý muốn được.
Mình luôn coi ý tưởng là thứ rẻ nhất mà còn không thể hiện tốt phần ý tưởng thì fail là điều bình thường.
Kết quả chung cuộc đội nhất là một đội làm game đến từ trường Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, mấy bạn đó làm game can người ta đánh nhau, chi tiết bạn xem ở đây nha:
Vòng thuyết trình:
https://www.facebook.com/GameUITHackathon/videos/608433732866999/
Trao giải chi tiết:
https://www.facebook.com/GameUITHackathon/videos/608529096190796/
Kết
Cuộc thi năm nay quy mô lớn, chủ đề hay. Điều mình ấn tượng nhất là mấy bạn cộng tác viên và những anh mentor đã thay phiên support thí sinh xuyên màn đêm. Những hackathon khác, tối đến là người của ban tổ chức đi ngủ mất tiêu.
Còn riêng mình, đã là lần thứ 5 trong đời sinh viên đi hackathon nhưng vẫn chung một kết quả. Hẹn mọi người ở lần hackathon lần sau vậy.