Làm gì khi không biết làm gì?
Không biết làm gì?
Mình đang ở trong giai đoạn có nhiều lựa chọn nhưng không biết chọn hướng đi nào. Mình nghĩ bạn đôi lúc cũng sẽ gặp phải trường hợp này. Thôi thì viết vài dòng vừa để chia sẻ suy nghĩ, biết đâu lại có thể giúp bạn.
Trước mặt bạn là những con đường, hướng đi khác nhau.
Điển hình như:
Không biết muốn làm gì?
Tương lai mình sẽ làm gì tiếp theo?
Con đường sự nghiệp của mình sẽ thế nào?
Nên kinh doanh riêng hay tiếp tục đi làm?
Mình thích kiểu người nào?
Bla bla
Dù là phân tích ưu điểm, nhược điểm, vẽ SWOT các kiểu đà điểu nhưng dường như chúng ta luôn có cảm giác có quá nhiều giả định có thể xảy ra. Chúng ta feel lost and empty (lạc lối giữa đường đời)
Dù đã feel lost nhưng chúng ta vẫn muốn suy nghĩ thêm để đưa ra được quyết định đúng nhất.
Bản chất của vấn đề
Có thể bạn nghĩ là bạn không biết bạn đang làm gì?
Nhưng bản chất của vấn đề là bạn muốn nhiều thứ nhưng bạn không muốn chọn vì sợ chọn sai.
Bạn sợ rằng chọn hướng này lỡ sai thì sao. Bạn muốn lựa chọn tốt nhất. Bạn muốn tìm ra *công thức* để có một lựa chọn đúng nhất.
Bởi vì trong những lựa chọn đó có những phần bạn không biết - những thứ mà khiến công thức lựa chọn bị sai.
Giả sử bạn đang làm công ty nhưng muốn bắt đầu kinh doanh riêng. Nhưng bạn chưa biết gì về kinh doanh. Bạn sẽ sợ là mình chọn sai.
Giả sử bạn là thầy giáo nhưng muốn làm một ứng dụng về giáo dục nhưng bạn sợ chưa biết gì về công nghệ nên không làm.
Tập trung vào điều bạn đã biết
Lý do chúng ta không chọn là sợ sai, do tập trung quá nhiều vào những gì ta chưa biết.
Bạn cần tập trung cho điều bạn đã biết về mục tiêu, sở thích của bạn.
Giả sử bạn đang làm công ty nhưng muốn bắt đầu kinh doanh riêng. Bạn đã biết bạn muốn kinh doanh.
Còn những thứ bạn sợ chưa biết thì là thử thách để bạn rèn luyện, phát triển bản thân.
Nếu bạn đã biết kinh doanh rồi thì bạn đâu còn đắn đo đúng không?
Nếu kinh doanh là điều bạn đã biết là bạn muốn làm thì bắt đầu thôi. Dù thành công hay không thì bạn vẫn đang đi đúng hướng.
Còn nếu bạn thất bại thì bạn có cơ sở để kiểm định lại những điều bạn đã biết là đúng hay sai với bạn.
Nếu bạn kinh doanh thất bại, thì bạn có thể biết kinh doanh có thực sự là điều bạn muốn. Có thể nó vẫn là điều bạn muốn nhưng bạn làm sai cách. Hoặc bạn nhận ra và biết rằng bản thân không muốn kinh doanh nữa.
Còn nếu không bắt đầu thì bạn vẫn đinh ninh là bạn muốn kinh doanh. Và lại vòng luẩn quẩn không biết làm gì tiếp theo.
Kết
Chúng ta sợ phải lựa chọn chứ không phải không biết làm gì.
Chúng ta không chọn vì sợ sai do bản thân tập trung vào những điều chưa biết.
Tập trung vào điều bạn biết để bắt đầu.