Kinh nghiệm phỏng vấn Product Manager/Product Owner Part 1
Kinh nghiệm đi phỏng vấn
Sau quyết định nghỉ việc để làm cho một startup hơi vội vàng, mình có đi phỏng vấn ở vài công ty product ở vị trí Product Owner và Product Manager. Bài viết này sẽ tóm tắt lại kinh nghiệm của mình, hy vọng giúp được mọi người.
Các câu hỏi thường gặp?
Liệt kê X điểm mạnh, Y điểm yếu của em? Chỗ này nên tinh tế một xíu, chứ thật thà như mình điểm yếu của em là không có điểm mạnh là tèo luôn. Bạn nên lên mạng tìm những bài test tính cách. Thấy điểm nào đúng với bản thân thì lưu lại. strengthsfinder 2.0 test https://www.16personalities.com/
Ước lượng (estimation) + Tính market size của thị trường A, B, C + Tính doanh thu iphone bán ra ở Việt Nam năm nay. + Cần bao nhiêu thang máy cho Landmark 81 + Doanh thu của The Coffee House trong 1 năm Có 2 cách ước lượng là top down và bottom up. Ví dụ Tính doanh thu iphone bán ra ở Việt Nam năm nay top down: Dân số VN: 90 triệu người, 35% từ độ tuổi 18-45: Độ tuổi có thể và có nhu cầu mua điện thoại: ~30 triệu người. 50% có khả năng mua smartphone (trên 2 củ) => 15 triệu em 30% trong số đó có nhu cầu mua iPhone (iPhone 4s trở lên) => 4.5 triệu người. Giá trung mình 1 em iPhone ~ 12 củ 12 củ * 4.5 triệu người ~ 2,3 tỷ đô Còn nếu tính theo bottom up thì có thể tính số lượng % người dùng smartphone => số lượng dùng hệ điều hành iOS rồi nhân 12 củ. Vụ ước lượng này thực ra không cần phải chính xác 100%. Giống như ví dụ này, sau khi tính xong mình có search Google. Có bài báo ước lượng doanh thu iphone bán ra ở Việt Nam năm nay chỉ khoảng 1.5 tỷ đô. Có thể do mình ước lượng sai % người có thể mua smartphone và iphone.
http://vneconomy.vn/thi-truong-iphone-viet-co-hoi-cua-nguoi-cu-va-tay-choi-moi-20180305094525479.htm
Nói chung cái ước lượng này để kiểm tra độ nhạy của bạn với thị trường, cách break down 1 vấn đề
Hỏi về công việc cũ Cái này sẽ tuỳ mỗi người sẽ có cách trả lời khác nhau. Nhưng chỉ nên nói phần nào có liên quan đến công việc hiện tại. Ví dụ ở Happy Trade mình có đi ship hàng, phụ làm SEO nhưng công việc đang apply không liên quan gì thì không đề cập cũng được
Metrics Ít công ty hỏi phần này. Nhưng cứ chuẩn bị. Cách tốt nhất là đọc hết quyển Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster. Em dùng những metric nào để đánh giá một feature thành công? Metrics tốt nên là metric có tỷ lệ (ratio) và đem lại lợi ích cho product/công ty. Ví dụ tổng lượt order sẽ chả có ý nghĩa gì nhưng tổng order/vistor (tỷ lệ chuyển đổi CR) là metric cần track. Time on site không có ý nghĩa gì. Nhưng tỷ lệ time on site của trang shop/time on site của trang complain cho thấy user thích mua hàng hay thích complain
Nếu em vào làm, em muốn cải thiện điểm gì của product? Cái này tuỳ, có thể chém gió kiểu: em là người tin vào data, em cần data mới đưa ra kết luận được, tuy nhiên em có vài ý kiến sau.... Dưới góc nhìn là user, em thấy tính năng này nên như thế này, vì
Nên hỏi gì?
Một trong những phần cuộc phỏng vấn nào cũng có đó là: Bạn có câu hỏi nào không? Những thứ mình không bao giờ hỏi trước: lương, ngày nghỉ, bảo hiểm, phúc lợi, teambuilding. Vì thực tế đi làm mình cũng không quan tâm lắm, mình toàn nghỉ trước lúc cty team building hoặc phát bảo hiểm. Đắng lòng thật. Có những buổi phỏng vấn, 50% thời gian là mình ngồi hỏi công ty trả lời. Tự tin thế mà vẫn rớt các bạn à,, hiu hiu. -> Một số câu có thể hỏi để thể hiện bạn đã quan tâm, tìm hiểu vị trí, công ty?
+ Team product được structure như thế nào, tại sao lại tuyển thêm: thiếu người, thêm tính năng, vv? + Em vào thì công việc chủ yếu như thế nào? Báo cáo công việc với ai? Quy trình làm việc thế nào? + Team mình đang gặp khó khăn gì? -> Hỏi trong hỏi Anh chị mong chờ một ứng viên như thế nào cho vị trí này về thái độ cũng như skill? Ví dụ anh lead trả lời là cần có wireframing, viết specs (đặc tả), làm việc nhóm bạn có thể dựa theo đó mà hỏi tiếp:
+ Mình viết đặc tả có cần chi tiết về techincal không, hay như viết user story là được sau đó sẽ trao đổi với team dev.
+ Công ty mình có dùng Agile không? Các team giao tiếp với nhau như thế nào, mọi người thích giao tiếp trực tiếp hay qua chat?
-> Theo em tìm hiểu, abc, xyz
Dạng câu này thể hiện sự tìm hiểu của bạn về product, market. Theo em tìm hiểu, em thấy tính năng A này conflict với tính năng B vì lý do X, tại sao không abc/xyz?
Nên hỏi tinh tế chứ theo kiến thức bản thân không khéo là thành trứng mà đòi khôn hơn vịt, múa rìu qua mắt thợ đó nha.
Sách vở đọc để phỏng vấn
Những quyển dưới đây khá cần thiết, không đi phỏng vấn cũng nên đọc
Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster Tất cả về metrics: nên define metrics nào, track như thế nào. Không hay vì quá hay.
Decode and Conquer: Answers to Product Management Interviews Priority, Analytics, Estimation, Trade-off, Pricing, Product Roadmap, UI/UX: phải đọc, phải đọc, phải đọc
Don't make me think: 1 page/1screen chỉ nên có một nhiệm vụ chính. Trang shop thì hiển thị sản phẩm cho nổi bật, trang chi tiết sản phẩm thì làm sao nút mua hàng/thêm vào giỏ hàng được bấm nhiều nhất
The Design of Everyday Things: Cái tên nói lên tính cách rồi, khỏi đọc cũng được. Từ nay về sau thấy cái gì cũng tự hỏi why nó được thiết kế như vậy? Tại sao chai lăn nách hình trụ mà không phải hình vuông (hình vuông chà rát nách). Tại sao cửa tủ lạnh thường mở từ trái qua, cho người thuận tay trái sao? (cái này không biết, chém đó). Đại loại vậy, từ đồ dùng mình chuyển qua UI, UX. Tại sao nút này màu đỏ, tại sao nhấn cái này ra cái kia.
Lên medium tìm product manager, UI, UX đọc. Lên Product Hunt xem. Thường xuyên tra Product X alternative để so sánh các product với nhau.
Sách đọc để giải trí
Sẽ có trường hợp công ty bạn thích nhưng tạch, hoặc tạch tất cả công ty bạn phỏng vấn =)). Điều quan trọng là không để điều này ảnh hưởng đến tâm hồn bé bỏng của bạn được. Phải nuôi dưỡng nó bằng món ăn tình thần là sách. Bên dưới là quyển Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu. Bài dài quá mà viết review sách nữa chắc không ai đọc, thôi mình để vài dòng highlight nha.
Nên tập thiền
Phải tạch mới pass được =))
Hãy cho phép mình trẻ trâu trong giới hạn =))
Kết
Nên lập kế hoạch 20, 30 năm cho bản thân, mỗi năm phải replan lại.
Dưới 1 năm kinh nghiệm mà phỏng vấn vị trí chính thức Product Owner/Manager khá khó, phải chuẩn bị kỹ, không là tạch như mình nhé =))
Mỗi lần interview là mỗi lần học. Người ta hỏi cái gì không biết phải note lại về tra hiểu rõ cái đó. Lần sau phỏng vấn cty khác mà hỏi trúng câu đó mà trả lời không tốt là dở rồi