Giới thiệu
Đây là lần đầu tiên mình gãy chân, cũng như nằm viện (trừ lúc nhỏ amidan), cho nên hy vọng bài viết này giúp được nếu bạn lỡ xui bị giống mình.
Còn nếu bạn vẫn mạnh khỏe thì bài viết này sẽ khiến bạn trân trọng cơ thể hiện tại hơn :D
Tại sao gãy chân
Trước khi gãy chân thì mình cũng hoạt động thể thao nhiều như chạy, leo núi.
Ngoài ra mình cũng chơi longboard đã được 3 năm. Mình chơi cũng không giỏi lắm nhưng mấy trick cơ bản như kickflip cũng làm được.
Chơi tận 3 năm nhưng té nặng lắm cũng bong gân, chảy máu sương sương thôi.
Tại sao gãy chân
Sau 3 năm trượt longboard, mình tính định cư ở Nha Trang luôn, nên gần đây có chuyển qua tập skimboard.
Skimboarding là môn thể thao giống lướt ván nhưng ván nhỏ hơn và không có vây. Khi lướt trên mặt nước, sóng vỗ sẽ đưa ván trở lại bờ.
Mình cứ nghĩ là skimboard cùng lắm có té cũng té trên cát hoặc dưới nước nên cũng đỡ hơn longboard. Lúc đó mình cũng thích biển hơn nên chuyển môn chơi.
Ví dụ video về skimboard:
Ai mà có dè, mới tập chơi có vài bữa té gãy mắt cá chân.
Sau này mình search Google mới biết skimboard là một trong những môn nguy hiểm, nếu sau này chơi giỏi thì khả năng chấn thương như đứt dây chằng đầu gối còn cao hơn.
Bài học #1: Dù chơi bất kỳ môn thể thao nào cũng nên tìm hiểu kỹ và hiểu các khả năng chấn thương khi chơi môn đó.
Bài học #2: Chơi càng giỏi thì khả năng chấn thương cao hơn. (The better you are, the more likely you are to put yourself into a dangerous situation)
Mình đã gãy chân như thế nào?
Hôm đó cũng như bao ngày khác, mình xách ván ra bờ biển luyện tập. Tập được khoảng 30p thì mình thấy có tiến bộ hơn mấy bữa trước.
Trong lúc đang trượt một cú thật nhanh để đón sóng, mình bị té xuống và tiếp đất không chuẩn.
Lúc đó mình nghe một tiếng “rắc”, giống tiếng gãy xương trong các film hành động luôn.
Sau khi té xuống, mình đưa chân lên để xem thì ối giời ơi, mắt cá trong nó sưng to đùng. Mình liền nghĩ tới 2 chứ “cấp cứu”.
Lúc này trên bờ có một nhóm mấy em cấp 3 đang chơi, mình có vẫn tay gọi là “cứu với”.
Xui cái là họ cũng đang chơi nên không ai nghe, lúc đó có 2 bạn đang đi dọc bờ biển nên mình vẫy và nhờ họ chạy lại kêu nhóm bạn nam ở trên bờ.
Lúc mình té là gần đến Tết, cuối năm nên cũng ít khách du lịch.
Sau đó nhóm bạn nam lại bế mình vào bờ. Đúng là bế luôn chứ không đi nổi.
Tuy lúc này bắt đầu đau rồi nhưng mình vẫn bình tỉnh nhờ 1 bạn đi lấy áo đang ở khúc xa, nhờ 1 bạn mượn điện thoại gọi người yêu xuống đi cấp cứu.
Rồi nhờ 1 bạn ở đó giúp mình gọi taxi.
Bài học #3: Lúc có tai nạn mà còn ý thức thì nên bình tĩnh nhờ người giúp một cách rõ ràng.
Bạn càng cuốn thì người khác cũng cuốn. Nhờ người giúp thì nên chỉ thẳng người đó luôn. Không nên nhờ chung chung cả nhóm.
Nhập viện lần 1
Mình cấp cứu xong nhập viện tại 1 bệnh viện ở Nha Trang. Sau khi hỏi nguyên nhân các bác sĩ ở đây có vẻ khó hiểu. Kiểu như trượt ván gì, sao té nặng vậy.
Sau khi chụp film và xác nhận là đã gãy thì mình được chuyển lên phòng bó bột. Mình được cho nằm lại theo dõi bột.
Nằm chung với mình có một anh bị tai nạn lao động gãy cẳng chân nặng hơn mình, rồi một vài người khác cũng bị tai nạn giao thông.
Nói chung trong phòng đó mình là nhẹ nhất.
Người yêu mình có kinh nghiệm chăm bệnh rồi nên cũng rất nhanh nhẹn, về phòng lấy đồ sau đó lên chăm sóc mình.
Bài học #4: Hãy trân trọng những người thân quan tâm, chăm sóc và đồng hành cùng bạn trong lúc mắc bệnh tật
Khó khăn nhất là khâu đi vệ sinh, mỗi lần để chân xuống cảm đau buốt, tê tái. Mình chỉ nằm ngửa được thôi. Từ một thanh niên khỏe mạnh, mê chạy nhảy giờ nằm một cục không tự làm được gì.
Bài học #5: Lúc ốm đau bệnh tật bạn chỉ muốn duy nhất một thứ là khỏe bệnh. A healthy man wants a thousand things, a sick man only wants one.
Về Sài Gòn
Sau khi nằm đó 1 ngày không ai thăm khám mình mới nhận ra vấn đề chung của đa số bệnh viện công.
Thôi nhập gia tùy tục nên cũng nhờ người yêu làm các “thủ tục ngoài lề” mà ai cũng biết.
Vừa làm xong thì được thăm khám liền. Nhưng kế quả cũng không rõ ràng lắm.
Bác trưởng khoa thì nói cho mổ, bác sĩ trưởng phòng thì bảo không sao cứ bó bột vậy sẽ khỏi. Rồi nói cho mình lựa chọn.
Lúc đó được về cũng khá vui nên cũng muốn xuất viện, dự định về Chấn thương chỉnh hình TPHCM khám lại. Nếu có mổ thì sẽ mổ ở đó luôn vì gần Tết rồi mổ xong về lại nhà sẽ dễ hơn.
Ai có dè đây là điều khiến mình đau đớn thêm một thời gian nữa.
Mình bay về Sài Gòn với cục bột và vô ngay Chấn thương chỉnh hình TPHCM khám lại. Bác sĩ bảo không sao về đi.
Mình coi trên mạng có bó bột thủy tinh sẽ nhẹ và không thấm nước nên mình hỏi muốn bó lại nhưng bác sĩ không cho vì ở đây không có.
Mình bắt đầu ngờ ngợ có cái gì cấn cấn ở đây.
Bệnh viện thứ 3
Mình về nhà được 3 ngày thì chân có mấy vết bầm tím, mình nghĩ chắc do bột nên lên bệnh viện ITO Đồng Nai thay bột vì coi trên mạng ở đây có bột thủy tinh.
Khi gặp bác sĩ thì bác này bất ngờ hỏi sao không mổ vì đây là chấn thương nặng. Rồi hỏi mình lúc bó bột có chích thuốc tê gì không.
Nhưng mà mình thêm chi tiết là đã khám ở Chấn thương chỉnh hình TPHCM rồi thì ông bác sĩ này có vẻ thuận theo bác sĩ ở Chấn thương chỉnh hình TPHCM.
Sau khi bó được bột thủy tinh nhẹ và thoải mái hơn, mình quay lại phòng bác sĩ hỏi nếu tháo bột có cần phẩu thuật không.
Ông bác sĩ bảo “Tùy, lúc đó mới biết vì ngoài gãy xương còn chấn thương phần mềm nữa”.
Trên đường về mình search Google thì mới biết là có khi mình đứt dây chằng mắt cá. Lúc trước mình ngây thơ nghĩ là dây chằng chỗ đầu gối mới đứt tại hay nghe cầu thủ đứt. Chứ ít nghe đứt dây chằng mắt cá.
Ai dè đâu chỗ mắt cá cũng một đống dây chằng ở dưới. Lúc đó cũng 26 Tết rồi nên cũng không muốn đi khám tiếp.
Bài học #6: Khi bác sĩ còn không chắc chắn thì có vẻ là bệnh nặng hơn ta tưởng. Tốt nhất là nên hỏi ngược lại bác sĩ các trường hợp đó. Và đi khám chỗ khác
Bác sĩ online
Lúc này mình cũng 50-50. Kiểu lý trí thì nghĩ là cũng đứt dây chằng rồi, còn con tim thì kiểu muốn lạc quan vì mổ cũng nhiều biến chứng.
Thế là mình nằm ở nhà đọc các bài nghiên cứu về y khoa, các thí nghiệm rồi giải phẩu học chỗ mắt cá.
Rồi đọc luôn cách đọc hình ảnh XQuang, xem bác sĩ Youtube với Tiktok.
Sau quá trình tìm hiểu thì mình nghĩ mình cũng đứt dây chằng độ 3 rồi. Nhưng lại có những nghiên cứu là đứt độ 3 vẫn có thể tự bình phục được không cần mổ.
Mình lại có niềm tin là thôi cứ để vậy cũng sẽ lành thôi.
Vô tình mình biết đến icliniq.com, nó là 1 dạng hỏi bác sĩ online nổi tiếng.
Mình có mua dịch vụ rồi hỏi bác sĩ ở đây, thì ông bác sĩ này cũng nói là đứt rồi nhưng vẫn nên để bảo tồn, đợi 6-8 tuần tháo bột rồi có thể mổ sau cũng được:
Nhưng mình cũng có đọc được là dây chằng nên mổ sớm thì tốt hơn.
Cuối cùng mình quyết định chọn bệnh viện tiếp và lên đường khám lại.
Tính đến thời điểm này là đúng 3 tuần từ lúc bó bột.
Cuối cùng cũng phải phẫu thuật - Nhập viện lần 2
Bệnh viện thứ 4 mình chọn là ITO Phú Nhuận, đọc thông tin thì đây là bệnh viện chuyên xương khớp uy tín.
Mình lựa bác sĩ Chơn - Phó giám đốc bệnh viện. Profile bao uy tín với các khóa tu nghiệp khắp nơi thế giới.
Bác sĩ Chơn nhìn hình XRay cũ khoảng 5s rồi phán, mổ! :D
Mình thì cũng hơi shock, cũng hỏi lại là có cần chụp MRI gì không (vì mình đọc trên mạng là chụp MRI mới thấy dây chằng). Bác khẳng định lại là “Không cần, phải mổ”
Bác nói một câu mà mình nghĩ nên để vào bài học #6.
Bài học #7: Khi bệnh nặng hơn ta ngờ, nên tìm đến bác sĩ giỏi để trị bệnh chứ không nên tìm cách chữa trị bằng kiến thức trên mạng. Bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra hướng xử trí đúng đắn nhất.
Mình ngẫm lại thì rất đúng mọi người à. Nếu mình giành thời gian nghiên cứu bệnh viện tốt để đi thì chỉ tốn 2 lần thôi chứ không phải 4 lần như hiện tại.
Thế là mình nhập viện và mổ trong ngày. Mổ hết 3h rồi nằm hồi sức 3h.
Mình được nối dây chằng delta và lắp thêm chục con ốc vít.
Hôm sau là mình được tập vật lý trị liệu và đi được những bước đầu tiên sau 3 tuần bó bột. Mình cũng bất ngờ là sao có thể đi sớm như vậy được.
Những ngày tiếp theo mình có thể tự đi vệ sinh, đi dạo ra hành lang. Mỗi ngày đi vài trăm bước.
Nghĩ lại mấy ông bác sĩ trước mà thấy chán. Chấn thương của mình cũng dạng bình thường mà họ để như vậy, toàn nói kiểu 50-50 làm bệnh nhân như mình rất rối trí.
Bài học #8: Bác sĩ giỏi phải là người quyết đoán, tư vấn cho bệnh nhân chứ không phải để bệnh nhân tự lựa chọn.
Tổng kết
Như vậy là đã gần 1 tháng từ ngày mổ, chân mình đã lành vết thương. Mình có thể đi lại được nhiều hơn, có thể chạy xe máy, đi cầu thang, bơi hồ.
Tuy nhiên chân vẫn còn yếu và không thể phát lực nhiều được.
Sau trải nghiệm bị chấn thương và phải trải qua quá trình điều trị dài, mình nhận ra được giá trị của sức khỏe.
Từ nhỏ mình luôn nhẹ nhàng chạy nhảy mà không hề để ý đến cơ thể mình. Cho đến khi bị chấn thương, mình mới cảm nhận được cảm giác đau đớn và bất lực khi không thể tự làm được bất cứ việc gì.
Nằm viện suốt thời gian dài điều trị, mình càng nhận ra sức khỏe chính là thứ quý giá nhất mà ta dễ dàng bỏ qua.
Chỉ khi sức khỏe yếu đi, ta mới thấy trân quý cuộc sống hiện tại và cảm thấy biết ơn khi cơ thể vẫn còn khỏe mạnh.
Sau những trải nghiệm đó, mình quyết tâm sẽ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn.
Mình cũng mong mọi người hãy nhận ra giá trị của sức khỏe, trân trọng và biết ơn cho những gì cơ thể đang cho chúng ta.
Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động thể thao, mọi người hãy chú ý đến an toàn hơn để tránh chấn thương tái diễn.
Các bài học
Bài học #1: Dù chơi bất kỳ môn thể thao nào cũng nên tìm hiểu kỹ và hiểu các khả năng chấn thương khi chơi môn đó.
Bài học #2: Chơi càng giỏi thì khả năng chấn thương cao hơn.
Bài học #3: Lúc có tai nạn, hãy bình tĩnh và nhờ người giúp một cách rõ ràng.
Bài học #4: Hãy trân trọng những người thân quan tâm, chăm sóc và đồng hành cùng bạn trong lúc mắc bệnh tật
Bài học #5: Khi ốm đau, bạn chỉ muốn khỏi bệnh.
Bài học #6: Nếu bác sĩ chưa chắc chắn, bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Nên khám ý kiến bác sĩ khác.
Bài học #7: Khi bệnh nặng hơn ngờ, nên tìm đến bác sĩ giỏi để điều trị chứ không tự điều trị.
Bài học #8: Bác sĩ giỏi phải là người quyết đoán, tư vấn cho bệnh nhân chứ không phải để bệnh nhân tự lựa chọn.
Bệnh viện ở Việt Nam thì nhiều cái mệt mỏi lắm a