English Course Challenge in 2 weeks - Day 7: Fine-tuning ChatGPT là gì?
Giới thiệu
Bạn có thể đọc 2 phần trước trong series ở đây
English Course Challenge in 2 weeks - Day 0: Cách dùng Info Product để marketing SaaS
English Course Challenge in 2 weeks - Day 2: Tiềm năng của Prompt Engineering
Trong phần này mình sẽ viết về những gì mình làm trong 4 ngày vừa qua và kế hoạch tiếp theo
Hoàn thiện app MVP
Dựa trên mockup ở day 2, mình đã làm thử trên Bubble. Mình tốn khoảng 4-6h để làm MVP này (Mỗi ngày mình làm challenge này được khoảng 3h thôi)
Như vậy thì còn khoảng 50% task nữa là xong app, mình có thể tiến tới quay video khoá học.
Trong lúc nghiên cứu, mình thấy có app PromptRefine cũng làm về prompt engineering rất hay.
Nó có tính năng thêm biến vào trong prompt
Idea mình cũng khá giống như vậy vì mỗi phần Persona, Context, Task, Format Example, Tone cũng là 1 biến.
Fine-tuning ChatGPT là gì?
Trong lúc research thêm về ChatGPT, mình thấy nó có hỗ trợ tính năng Fine-tuning.
Đơn giản thì fine-tuning giúp bạn có thể tạo 1 phiên bản custom ChatGPT dựa trên dataset mà bạn cung cấp.
Ví dụ như bạn có có shop bán quần áo, nếu nhảy vô thẳng ChatGPT để hỏi mẫu áo Polo có size XL không thì ChatGPT sẽ không có data của shop bạn mà trả lời bạn được.
Ứng dụng của fine-tuning rất thích hợp để làm custom chat bot cho phần Customer Support, đọc file PDF, làm bot nội bộ cho công ty, vv
Việc bạn cần làm để dùng fine-tuninig là
Chuẩn bị data
Dùng API Fine-tuning của ChatGPT để train data tạo model riêng của bạn
Dùng API để gọi tới model vừa rồi để xử dụng
Ví dụ đây là data mẫu dùng để train
Tuy nhiên để dùng fine-tuning thì bạn phải biết coding và call API
Đây là video hướng dẫn để thực hiện fine-tuning với Google Colab, bạn có thể xem qua.
Có một app nổi tiếng là chatbase.co làm về fine-tuning, doanh thu rất khủng khoảng $60k/month.
Bạn founder cũng là sinh viên mới ra trường, nhưng nắm bắt đúng trend và rất thành công. Bạn có thể đọc thêm bài interview của Founder Chatbase ở đây.
Đổi nội dung khoá học
Mình thấy là cái idea prompt engneering của mình cũng được, nhưng nó dựa trên một phương pháp, rồi users phải xem video mới hiểu.
Rồi nếu không có app đó, thì họ cũng có thể tự copy, paste ở trong 1 text editor gì như Notes cũng được => nó không quá cấp bách để dùng app.
Trong khi mình thấy cái nhu cầu fine-tuning để tạo custom chatbot cho các doanh nghiệp, shop bán hàng là lớn hơn.
Nên mình cũng tính là sẽ đổi app demo thành fine-tuning.
Khó khăn gặp phải
Mình cũng có test trước nhưng khó khăn gặp phải lớn nhất là.… tạo account.
Ở Việt Nam thì bạn sẽ không dùng được ChatGPT cũng như OpenAI không có chấp nhận thẻ VISA từ bank Vietnam.
Nên mình dùng combo là VPN + Wise để mua ChatGPT Plus.
Nhưng vấn đề là trong phần acocunt nó chưa sync được hoặc vì lý do gì đó mình không biết.
Mình có search thì thấy cũng có nhiều trường hợp cũng bị giống mình. Why is my Plus subscription not appearing?
Sau đó, mình gửi ticket support thì OpenAI refund tiền mình luôn chứ cũng không khích hoạt để mình dùng API. Khá là rườm rà.
Lúc trước mình có mua thử API key trên mạng để test cho vui nhưng cách này không lâu dài được.
Tiếp theo mình có mượn API key của bạn mình để test thử phần fine-tuning này và mình thấy nó rất tiềm năng.
Có thể mình sẽ làm app tiếp theo dựa trên ý tưởng này.
Tập trung vào khoá học
Cũng nhờ vấn đề với account này mà mình nhận ra là mình đã quá tập trung vào cái app demo mà quên mất phần khoá học.
Mình nên bỏ nhiều thời gian research về học viên, khoá học hơn là làm app demo.
Chắc có lẽ mình thích làm app hơn.
Nếu một học viên mới biết tới no-code, Bubble mà bắt học luôn về ChatGPT API, fine-tuning có thể là quá nhiều thứ.
Nên mình quyết định sẽ tách các app về SaaS AI riêng và chọn 1 app demo nào đơn giản hơn cho người mới để quay 1 khoá học thật beginer.
Thị trường khoá học về Bubble.io
Hơi ngược nhưng đáng lẽ mình nên làm điều này từ day 0. Nhưng thôi có còn hơn không.
Ví dụ như khoá này idea giống mình là làm SaaS AI => 155 học viên
Các khoá clone 1 app nổi tiếng như Tinder, Fiverr, Airbnb thì khoảng cỡ ~ 500 học viên.
Các khoá về bootcamp với thời lượng khoảng 8-10h thì sẽ đông người học hơn (trên 2000)
Mình đã quyết định bỏ lựa chọn 1 là SaaS AI. Lựa chọn bootcamp thì quá gấp gáp, nên sẽ bỏ luôn.
Chỉ còn lại là clone 1 app phổ biến.
Mà mình đã mất 1 tuần loay hoay rồi nên lần này sẽ lượng sức mình.
Chắc mình sẽ tạo và quay khoá học luôn. Mình sẽ chọn một app đơn giản để làm 1 khoá học đơn giản với thời lượng dưới 2h (để có thể set FREE course nếu cần).
Mục tiêu sẽ là đạt 500 học viên sau 1 năm.
Nếu cần thì sau mình mình dành nhiều thời gian để làm một khoá bootcamp chất lượng cũng không muộn
Kết
Đúng là chỉ có khi thực hiện thử thách thì mình mới đỡ lười hơn. Trong quá trình làm thử thách mình cũng tự học được nhiều thứ.
Và kỹ năng quan trọng nhất đó là quản lý dự án. Không nên tham nhiều việc quá một lúc mọi người à.
Hy vọng bài viết cũng như chuỗi series này giúp ích cho mọi người. Hẹn gặp mọi người trong bài viết tiếp theo.