5 Tips cho người mới học lập trình
Giới thiệu
Bài viết được trích từ quyển sách Phổ cập lập trình với Swift. Hãy đăng ký để nhận thông tin mới nhất về sách. Quyển sách này được viết dành riêng cho những người học chưa hề có kiến thức gì về lập trình và muốn học ngôn ngữ lập trình Swift.
Việc học lập trình thực sự khó khăn và dưới đây là 5 tips hữu dụng được đúc kết từ chính bản thân mình
Hãy code đi
Bạn không thể học lập trình chỉ bằng việc đọc, hay xem một video hướng dẫn được. Phải code, phải code, phải code. Luôn ghi nhớ trong đầu mình điều này.
Có thể bạn đọc tài liệu, xem video bạn hiểu. Nhưng tự code lại là cả vấn đề. Hãy luôn mở IDE lên và code ngay khi bạn học kiến thức mới, đừng để kiến thức dồn lại một nùi mới đi "thực hành".
Ngoài việc ôn lại và đảm bảo chắc chắn bạn hiểu vấn đề. Bạn có thể "play around" và "test new idea" khi code. Chẳng hạn trong sách chỉ hướng dẫn:
print("Hello World")
Bạn thể test nhiều cái khác như:
print("Hello World") print(13123) print(" Who are you ? ");
Mặc dù bạn thấy điều này khá cơ bản, không cần gõ code cũng biết. Nhưng điều này sẽ tạo thói quen tốt sau này. Những thứ cơ bản, bạn hiểu rõ thì học lên nâng cao mới chắc được
Code có bugs là chuyện bình thường như cân đường
Nếu bạn mới học lập trình, bạn code không có bugs thì đừng học nữa. Một là bạn quá giỏi, hai là bạn chỉ copy paste code.
Một số bạn mới bắt đầu học, viết đoạn code mà không chạy được đã la um xùm. Lên hết diễn đàn, group, forum hỏi: "Sao em code y chang trong sách mà code hem chạy, mấy anh mấy chị chỉ dùm em cái, em nản quá rầu?"
Trong trường hợp này bạn phải bình tĩnh. Ai code cũng có bugs hết, điều quan trọng là bình tĩnh, từ từ đọc thông báo lỗi xem nó báo cái gì. Dò lại code từng dòng xem mình viết gì, hiểu hết chưa? Rồi mở sách, video, tài liệu gì đó lên đối chiếu.
Làm mấy bước trên mà vẫn lỗi thì copy lên đó lên Google tra. Khi bạn gặp một lỗi nào đó, khả năng cao sẽ có người bị giống bạn. Những trang hỏi đáp như stackoverflow.com có đầy những câu hỏi và hướng giải quyết cho vấn đề của bạn cho mà xem.
Hãy giải quyết, đừng giải thích kiểu "em code y chang tài liệu mà hem chạy".
Bugs nhỏ không tự fix được thì sao theo được lập trình?
Bình tĩnh tự tin không cay cú
"Mất bao lâu để master Swift ạ?"
"Em học chừng nào mới được như anh?"
"Em tư duy chậm lắm, chắc không theo được nữa rồi"
Đây là những suy nghĩ cực kì tiêu cực. Đừng so sánh bạn với "người ta" mà hãy so sánh bạn với bạn của ngày hôm qua.
Nếu hôm qua bạn không biết hàm là gì, hôm nay bạn biết; hôm qua bạn hem biết hướng đối tượng là gì, hôm nay bạn hiểu sơ sơ,vv Đó đã là sự tiến bộ.
Đừng so sánh bạn với người khác. Bạn không biết họ đã tốn bao nhiêu thời gian để được level như vậy. So sánh thế sẽ làm bạn nản chí hơn. Hãy so sánh với chính bản thân để thấy được sự tiến bộ của mình nhé!
Đỉnh cao của việc học là dạy lại người khác
Đỉnh cao của việc học là dạy lại người khác và người đó phải hiểu nha. Dạy không hiểu của như không.
Nếu bạn nghĩ "Ui chời, mới học biết mẹ gì đâu mà đòi dạy người khác" thì bạn sai rồi nhé. Mình đã viết riêng một bài về chủ đề này rồi: Có nên dạy lại những điều bạn mới được học?
Bạn không cần phải là chuyên gia. Bạn không cần phải mở lớp dạy, không cần vô giảng đường mới hướng dẫn được người khác. Bạn có thể viết blog, chỉ cho thằng bạn của mình. Ví dụ vừa học xong các in chữ Hello World ra màn hình. Bạn có thể chỉ lại cho gấu của mình cách in dòng chữ "I love you" chẳng hạn. Một công đôi chuyện luôn đó.
If you can't explain it simply, you don't understand it well enough
Beginner là người thầy tốt nhất cho beginner.
Nhớ nha bạn, hãy chia sẻ/hướng dẫn/dạy lại kiến thức mình có cho mọi người. Sharing is learning.
Hãy luôn có mục tiêu
Một vài người học code vì tiền, số khác học vì thích, số khác muốn học để làm app tỏ tình với gấu,vv
Không cần biết mục tiêu của bạn là gì, hãy dùng nó để khích lệ bản thân mỗi khi bạn chán nản, code hoài không ra.
Trước khi muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lý do vì sao bạn bắt đầu
Wrap up:
5 Tips cho người mới học lập trình:
Hãy code thực hành song song với học lý thuyết
Code có bugs là chuyện bình thường
Không so sánh mình với người khác
Đỉnh cao của việc học là dạy lại người khác
Dùng mục tiêu để tạo động lực