Sự ổn định trong khởi nghiệp
Bạn chọn gì?
Bạn muốn một startup có doanh thu từ $10k/month đến $20k/month nhưng chỉ duy trì được 4 tháng, hay 1 startup có doanh thu chỉ 1k/month nhưng sống được 3 năm?
Giả sử doanh thu của startup 1 là $60k trong 4 tháng và startup 2 là mỗi tháng là $1k6 trong 3 năm.
Phân Tích Startup 1: Bùng Nổ Nhanh Chóng
Startup 1 có doanh thu từ $10k đến $20k mỗi tháng và tồn tại trong 4 tháng, tổng doanh thu ước tính là $60k.
Đây là một khởi đầu ấn tượng, với doanh số cao ngay từ những tháng đầu tiên. Điểm nổi bật của mô hình này là khả năng sinh lời nhanh, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và có tiềm năng phát triển đột phá.
Ưu điểm:
Thu nhập cao ngay lập tức.
Thu hút sự chú ý: Dễ dàng thu hút báo chí và nhà đầu tư nhờ vào sự tăng trưởng đột biến.
Nhược điểm:
Rủi ro cao: Doanh thu cao nhưng không ổn định và dễ dàng sụp đổ khi gặp khó khăn.
Thời gian tồn tại ngắn: Đòi hỏi phải tìm kiếm giải pháp mới hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho một dự án khác khi đến hạn.
Phân Tích Startup 2: Ổn Định Lâu Dài
Trong khi đó, Startup 2 chỉ có doanh thu $1k6 mỗi tháng nhưng kéo dài trong 3 năm, tổng doanh thu là $36k. Mặc dù không cao bằng startup đầu, mô hình này đem lại một nguồn thu nhập ổn định, có thể giúp duy trì hoạt động kinh doanh mà không cần lo lắng quá nhiều về tài chính trong ngắn hạn.
Ưu điểm:
Ổn định: Doanh thu đều đặn giúp dễ dàng lập kế hoạch và dự đoán tài chính.
Thời gian tồn tại dài: Cung cấp thời gian để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ, xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Nhược điểm:
Thu nhập thấp: Khó khăn trong việc tái đầu tư và mở rộng doanh nghiệp.
Tăng trưởng chậm: Có thể gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư do tốc độ tăng trưởng không nhanh.
Với doanh thu như vậy nhiều khi còn không được liệt vào startup.
Bắt cá hai tay
Theo trải nghiệp cá nhân của mình, mình đã từng rơi vào startup 1 vài lần. Nó khá hụt hẫn và tiếc nuối ở trong tình huống này.
Lúc bạn có doanh thu lên cao, bạn sẽ không nghĩ nó lại bèo bọt một cách vội vã vào tháng sau.
Mình sẽ muốn có doanh thu cao, đột biến, tháng sau hơn tháng trước nhưng vẫn có sự ổn định như startup 2.
Vậy nguyên nhân do đâu mà startup 1 lại tăng vọt về doanh thu nhưng lại dễ tịt ngòi về lâu dài.
Nguyên nhân chính có thể là vì mô hình quá hay nên ngay lập tức bị các đối thủ clone (sao chép mô hình).
Sự cạnh tranh gia tăng nhanh chóng khiến cho doanh thu không còn duy trì được ở mức cao như ban đầu.
Làm sao để tránh trường hợp này?
Hiện tại mình không biết.
Nhưng cách để không bị hụt hẫng là ta nên thoát hàng đúng thời điểm (exit strategy)
Khi doanh thu còn đang ổn định và cao, bạn có thể tìm cách để bán startup lại cho người khác, ví dụ như case study này.
Tuy nhiên tâm lý lúc đó sẽ là “bạn làm được, tôi cũng thế”. Chung ta sẽ bị đắm chìm trong niềm tin là bản thân sẽ làm cho startup đó lớn mạnh hơn nên sẽ quyết tâm giữ lại và phát triển nó.
Cách tốt nhất đó chính là có kế hoạch exit và sự mong đợi của bản thân một cách rõ ràng.
Chúng ta nên có một bộ tiêu chí cụ thể để quyết định khi nào là thời điểm thích hợp để thực hiện kế hoạch đó. Kế hoạch này nên bao gồm:
Mục tiêu doanh thu: Thiết lập một mức doanh thu mà tại đó bạn sẽ cân nhắc bán công ty.
Đánh giá thị trường: Theo dõi xu hướng thị trường để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ thời điểm lý tưởng để bán.
Lựa chọn người mua: Xác định những đối tác tiềm năng hoặc người mua có thể quan tâm đến việc mua lại startup của bạn. Nói chung là giữ mối nếu có đó.
Kết
Trong hành trình của một startup, không chỉ việc khởi nghiệp là quan trọng mà cả việc kết thúc nó một cách khôn ngoan cũng mang tính chất then chốt.
Đầu tư thời gian và công sức vào việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng biết cách khi nào cần rời bỏ và tận dụng cơ hội để thoát hiểm cũng là một nghệ thuật cần có.
Khi một startup đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, việc bán nó có thể không chỉ là một lựa chọn tài chính thông minh mà còn là một bước đi chiến lược để đảm bảo rằng bạn sẽ tối đa hóa lợi nhuận từ những nỗ lực đã bỏ ra.
Đồng thời, đây cũng là cách để bạn bảo vệ những gì đã đạt được và tránh khỏi rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Bạn sẽ có một số vốn lớn nhất định để làm những startup khác sau này.
Nhìn lại, chiến lược thoát hiểm không chỉ là một phần của kế hoạch kinh doanh; nó là một biện pháp an toàn giúp bạn kiểm soát cuộc chơi và định hình tương lai của mình theo cách tích cực nhất.
Bằng cách có một kế hoạch rõ ràng và đánh giá thường xuyên tiến trình của doanh nghiệp, bạn sẽ sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện và kết thúc trên đỉnh cao.
Kết thúc một startup có thể là một trong những quyết định khó khăn nhất mà bạn phải đưa ra, nhưng khi nó được thực hiện đúng cách, nó có thể biến thành một thành công vang dội, đánh dấu sự bắt đầu của những cơ hội mới mẻ và thú vị hơn.
Bạn hoàn toàn có thể ghi vào profile như `successful startup exit ($1M)` vào profile, nhìn rất cool đúng không nào.
Hãy nhớ rằng, mỗi kết thúc chỉ là bước khởi đầu mới cho những thành công tiếp theo trong sự nghiệp của bạn.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn startup 1 hay 2?