Bài này không phải AI viết
Đã hơn 1 năm nay, gần như toàn bộ bài đăng trên social, blog hoặc marketing cho sản phẩm mình đều dùng AI để brainstorm, edit hoặc dùng AI để viết cả bài.
Ví dụ như bài như những bài viết gần đây đều là dùng AI viết gần 80%. Mình sẽ lên idea chính rồi AI sẽ viết xong mình prompt lại rồi AI edit tiếp.
Và kết quả là lượt views hay tương tác vẫn tốt, có khi còn tốt hơn những bài viết 100% từ bản thân mình.
Nhưng vẫn có gì đó thôi thúc mình viết một bài mà không dùng AI để viết một chữ nào.
Mình vẫn còn động lực để viết gì đó, chứ không muốn đọc giả của mình đọc 100% từ AI.
Mục đích chính của blog này là làm sao để chúng ta thích viết, thích chia sẻ, thích create something trong thời đại AI này.
AI có thể tạo được mọi thứ rồi, thì tại sao chúng ta phải tự viết?
Nếu bạn là đọc giả từ những ngày đầu hoặc đã biết mình từ trước. Minh tin chắc là bạn sẽ thấy bản thân mình đâu đó trong câu chuyện của mình.
Còn nếu bạn là đọc giả mới, hãy cùng đọc tiếp để xem bạn có tiếp tục theo dõi blog của mình hay không
Sự khởi đầu - Khởi đầu nhỏ
Mình bắt đầu viết blog từ kỳ 2 năm nhất (đầu năm 2015).
Mình viết về cách học tiếng Anh là chủ yếu, những bài như cách học tiếng Anh, cách tìm người nước ngoài để tập speaking, cách dùng Italki, Preply
Mục tiêu chính lúc đó là chia sẻ lại quá trình học, cách học. Bởi vì lúc đó mình thích học tiếng Anh.
Nếu mình cố gắng viết về những thứ cao siêu hơn bản thân mình như khởi nghiệp, làm giàu thì có lẽ mình sẽ bỏ viết sớm.
Một sự khởi đầu nhỏ như vậy khiến mình có động lực để viết. Những bài viết đầu mình chỉ đặt mục tiêu viết đủ 300 từ.
Đó là mục tiêu có thể làm được mà đúng không nào.
Không có kỳ vọng cao - Làm điều có lợi cho bạn trước
Mình cũng khá ích kỷ. Slogan ban đầu của blog là sharing is learning. Nhìn thì có vẻ là muốn chia sẻ nhưng thật ra “dã tâm” ban đầu của mình là muốn learning trước rồi chia sẻ sau.
Mình muốn viết tốt → sẽ nhớ lại những gì đã học → nghiên cứu thêm những gì chưa biết → sharing
Nó đi ngược lại câu slogan nhưng nó khiến mình tiếp tục viết.
Dù có thể không ai đọc, ít người đọc hoặc không được lợi gì liền. Nhưng cái lợi trước mắt là mình hiểu thêm về những thứ mình viết.
Khi viết ra giống như thiền, tâm trí mình tập trung và cảm thấy ổn hơn.
Khi viết mình lại lòi ra những idea mới, những chủ đề mới để có thể viết.
Tự bản thân mình thấy nó có lợi cho mình trước để mình không bỏ cuộc.
Và hiện tại mình thấy nó vẫn đúng, khi bạn ích kỷ cho bản thân, bạn ok trước thì mới vị kỷ, giúp đỡ người khác được.
Bạn ổn thì bạn mới có lực giúp người khác.
Mở rộng qua các lĩnh vực khác
Sau khi viết về tiếng Anh thì mình bắt đầu viết các chủ đề khác như
Đọc sách: mình thích đọc sách nên mình review sách, tóm tắt chúng, chia sẻ cách đọc
Lập trình: kiến thức lập trình, cách học, cách làm app, những cuộc thi mình tham gia, những khó khăn mình gặp phải, cách học trên Coursera
Kiếm tiền với lập trình: Cách làm freelancer
Khởi nghiệp: Cách tìm idea, cách validate idea, các thử thách, các case study
Cuộc sống: Niềm tin, hội chứng tâm lý
Đi chơi, du lịch, sống ở đâu: Review sống ở Đà Lạt, sống ở Nha Trang, thử du lịch bụi,
Ai trong chúng ta cũng sẽ có những chủ đề quan tâm giống nhau, đều cần học những kỹ năng mới.
Mình vẫn áp dụng việc bắt đầu nhỏ, chia sẻ những thứ làm được, những bài học mình có giống như cách học tiếng Anh.
Và trong mỗi chủ đề này, đề sẽ có người người quan tâm, muốn đọc những gì bạn viết.
Mình cũng sẽ luôn có những vấn đề gặp phải cần phải học như hôn nhân, nuôi dạy con, về hưu, suy nghĩ về việc ngủm củ tỏi, vv
Có những chủ đề bạn có thể chia sẻ hoặc không.
Tức là nếu bạn muốn luyện viết, sẽ không thiếu chủ đề cho bạn viết đâu.
AI sẽ hiểu bạn còn hơn bạn
Chỉ khi chúng ta viết ra, mọi thứ mới rõ ràng hơn.
Chỉ khi chúng ta viết cho người khác đọc, chúng ta mới sắp xếp lại suy nghĩ một cách rành mạch hơn.
Thời đại AI này, mọi người tiêu thụ content nhiều hơn là sản xuất chúng. Chúng ta bị động hơn là chủ động.
Chúng ta thích sự nhanh chóng hơn. Thay vì đọc một quyển sách bạn kêu AI tóm tắt nó và đọc khoảng vài phút.
Thay vì xem video 2h đồng hồ, bạn xem tóm tắt vài phút.
Thay vì tự code, bạn có thể lấy AI code cho bạn (vibe coding)
Nhưng nếu bạn không làm vậy bạn sẽ có cảm giác bị bỏ lại. Ai ai cũng sẽ biết nhiều hơn, làm được nhiều hơn bạn.
Viễn cảnh mà bạn hỏi “ChatGPT ơi, hôm nay tao cần làm gì, hôm nay tao cảm thấy gì” đã đang, và sẽ diễn ra rồi.
Nhưng nếu AI nghĩ luôn cho bạn hết thì nghĩ cái gì?
Cả 2 - Anh em tao chọn cả 2
Câu trả lời là bạn có thể chọn cả 2 mà!
Bạn có thể là AI expert dùng AI để viết bài, viết code thuần thục, vv
Bạn cũng có thể làm những việc này mà không cần AI
Con người cũng có lúc quay về những lối sống xưa cũ mà thôi
Chẳng hạn như du mục thì họ nâng cấp lên gọi là digital nomad, thay vì chỉ ở 1 nơi, người ta duy chuyển nhiều thành phố/quốc gia để sống như ông bà tổ tiên.
Phong trào "minimalism" (sống tối giản) là sự quay về với lối sống đơn giản, ít đồ đạc như tổ tiên chúng ta trước khi có nền văn hóa tiêu dùng.
Homeschooling (học tại nhà) thực chất là quay lại mô hình giáo dục cổ xưa khi chưa có hệ thống trường học hiện đại
Người hiện đại thích "glamping" (cắm trại sang trọng) - một phiên bản nâng cấp của việc sống ngoài trời như tổ tiên nhưng với tiện nghi hiện đại.
Liệu sau này sẽ có có những "giá trị thủ công" trong kỷ nguyên AI:
Giải thưởng "Pure Human Creativity" có thể sẽ xuất hiện cho các tác phẩm nghệ thuật, văn học, âm nhạc được chứng nhận 100% sáng tạo bởi con người.
Các nhãn hiệu "AI-Free", “No AI” sẽ trở thành một điểm bán hàng độc đáo, tương tự như cách "organic" hay "handmade" là điểm hấp dẫn hiện nay.
Các liên hoan phim có thể tạo ra hạng mục riêng cho phim không sử dụng AI trong bất kỳ khâu nào - từ kịch bản, diễn xuất đến hậu kỳ.
Xuất hiện các cộng đồng "AI-Free Content Creators" tự hào về việc sáng tạo hoàn toàn bằng trí tuệ và sức lao động con người.
Người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho nội dung được chứng nhận "Human-Only", tương tự cách họ trả nhiều hơn cho thực phẩm hữu cơ.
Các công cụ xác thực "Human-Made" sẽ phát triển để xác minh rằng một tác phẩm không có dấu vết của AI.
Có thể xuất hiện các phong trào “nghệ nhân kỹ thuật số” - những người tạo ra nội dung hoàn toàn bằng tay không dùng AI.
Tạp chí và blog có thể tự hào quảng cáo mình là "100% Human Written" như một điểm khác biệt.
Mình search thử thì đúng là cũng đang có những mô hình như thế này.
Mình cũng thấy có những app AI Detector đang có doanh thu cũng khá cao.
Quay lại chuyện viết
Không những kỹ năng viết hay không mà những thứ dùng não rồi cũng sẽ bị thay thế bởi AI thôi.
Ray Dalio đã từng dự đoán là những keyboard workers sẽ biến mất trong 2 năm nữa.
Và mình cũng tin là chuyện đó có thể xảy ra.
Nhưng bài viết này không phải khuyên bạn nên làm gì hay chống lại nó như thế nào.
Viết lách trong thời đại AI không phải là cuộc đua để chứng minh ai nhanh hơn, hay hiệu quả hơn, mà là hành trình khám phá và thể hiện bản sắc con người trong thế giới ngày càng tự động hóa.
Khi chúng ta tiếp tục viết, chúng ta tiếp tục hiểu rõ hơn về bản thân mình. Tiếp tục viết là tiếp tục hiểu rõ tâm trí bản thân, tiếp tục viết là tiếp tục học hỏi nhiều hơn.
Nếu AI đã hiểu rõ bạn rồi, thì chí ít bạn cũng nên luyện tập suy nghĩ để hiểu rõ mình chứ nhỉ?