1. Coursera
Giới thiệu:
Coursera là một trong những trang học online mình biết đầu tiên. Điểm mạnh của Coursera là sự liên kết với các đại học hàng đầu của thế giới như MIT, Harvard, Yale,vv Vì thế chất lượng khóa học là điều không thể bàn cãi. Nội dung tập trung vào những kiến thức nền tảng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ riêng lập trình. Với học lập trình trực tuyến, hiện tại mình thấy Coursera có các khóa từ cơ bản như phương pháp lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng Java đến phát triển, vận hành phần mềm.
Specialization
Ngoài ra, Coursera còn cung cấp các gói Specialization theo chủ đề.
1 Specialization có từ 3 đến 6 khóa nhỏ bên trong cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của một chủ đề nào đó. Và đặc biệt hơn nữa là các lĩnh vực tương lai, hot ở Việt Nam được ít người biết đến cũng như ít cơ sở giảng dạy bài bảng như Machine Learning (máy học), Big Data (dữ liệu lớn) và IoT ( internet of things), Data Science, Robotics, vv đều có các gói Specialization như vậy cho bạn học.
Thêm nữa, gần đây cũng theo xu hướng phát triển của các trang học online khác, Coursera không những có các khóa học mạnh về lý thuyết cơ bản mà còn có nhiều khóa áp dụng thực hành cũng nhưng dạy về một công nghệ đang hot trên thị trường. Tiêu biểu là các gói Specialization về Game Design Unity3D, phát triển web Ruby on Rails, Graphic Desgin, vv.
Giao diện một Specialization trên Cousera
Kiểm tra và chứng chỉ
Đặc biệt hơn, cuối mỗi Specialization sẽ là một Capstone Project, với Capstone Project học viên sẽ được hướng dẫn là một project thực tế với những kiến thức đã được học trong gói Specialization đó. Ví dụ gói Specialization Machine Learning project là xây dựng hệ thống gợi ý sản phẩm như trang Amazon. Và Coursera mời cả 2 chuyên gia trí truệ nhân tạo của Amazon về dạy (Mình chỉ đọc phần giới thiệu chứ chưa học khóa này).
Một điểm mạnh của Coursera là phần kiểm tra, đánh giá học sinh để cấp chứng chỉ. Bạn biết rồi đấy, có một chứng chỉ từ một trường đại học danh tiếng kẹp vào CV hoặc Linkedin cũng "đẹp" hơn là không có gì. Hình thức kiểm tra trên Coursera có Peer to peer, submit code, quiz. Peer to peer là các học viên trong khóa đó chấm qua lại với nhau. Submit code và quiz thì tự động do hệ thống chấm, cứ đủ điểm thì sẽ pass. Nếu pass hết tất cả assignment thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ.
Finanical aid
Để có thể làm bài kiểm tra cũng như lấy chứng chỉ, bạn cần phải đóng tiền để học. Tuy nhiên, lại một lần nữa phải "nghiêng mình kính phục" với Coursera vì những gì họ đã đóng góp cho cộng đồng qua việc cấp financial aid cho học sinh. Financial aid là một dạng hỗ trợ tài chính toàn phần. Bạn chỉ cần viết khoảng vài câu "bảy tỏ" sự khó khăn trong việc đóng học phí, Coursera sẽ kiểm duyệt và cho phép bạn học miễn phí để được làm assignment cũng như lấy được chứng chỉ. Nhưng các bạn cũng không nên lạm dụng xin financial aid mà không hoàn thành khóa học, gây ảnh hưởng đến các bạn xin financial khác.
Nhược điểm?
Còn nói về nhược điểm của Coursera? Theo mình thì Coursera không có nhược điểm nào hết. Coursera, một trang web MOOC hàng đầu thế giới, cung cấp các khóa học từ các trường số một thế giới, hỗ trợ kiểu tra, cung cấp chứng chỉ, hỗ trợ thảo luận hỏi bài, hệ thống video có subtitle, và hoàn toàn miễn phí với mọi người,vv thì làm sao có thể nêu ra khuyết điểm nữa.
2. Pluralsight - Miền đất hứa cho .NET developer
Giao diện
Rất khác với các trang web học lập trình trực tuyến khác, Pluralsight chọn cho mình 'bộ cánh' đen thui huyền bí. Mới nhìn thì có vẻ rất lúa, nhưng nhìn hoài sẽ ghiền. Với sự nâng cấp UI/UX gần đây thì người học có thể tìm kiếm cũng như quản lý các khóa học một cách dễ dàng hơn .
Ở trên cùng là textbox hỏi "what do you wan to learn?". Phía dưới có các tag Newest, Popular và Recommend. Bên trái và phải đều có side menu để người học chỉ cần mất 2 thao tác là có thể học được ngay.
Miền đất hứa cho .NET
Số lượng khóa học về C# cũng như công nghệ .NET khá nhiều, thực ra thì là nhiều nhất trên Pluralsight. Các khóa học được phân theo cấp độ Beginner, Intermediate, và Advance. Các khóa học trên Pluralsight có thời lượng khá ngắn, ngắn hơn nhiều so với Coursera. Trung bình một khóa chỉ khoảng 3h tập trung vào một vấn đề ngách mà thôi. Ví dụ như Event, delegate,Interfaces, Entity framework trong C#, vv. Vì thế người học có thể dễ dàng lựa chọn khóa học mà không sợ bị tràn thông tin. Gần đây Pluralsight có ra thêm chức năng là Learning Path . Tính năng này sẽ gom lại các khóa học hiện có lại, sau đó sắp xếp chúng lại theo trình độ từ thấp đến nâng cao. Ví dụ C# Learning Path sẽ gồm 16 khóa bao gồm các nội dung như:
- C# syntax
- Object oriented paradigm
- Comparisons in .Net
- Hash codes and Hashtables
- Arrays, lists, dictionaries, linked lists, and sets
- Interfaces
- Generics
- Events, delegates, and lambdas
- LINQ
- Asynchronous Programming
- CLR and compiler
- Extensibility Points
Mới vào học thì bạn sẽ được làm bài test kiểm tra trình độ xem mình đang ở đâu để chọn lựa khóa học cho phù hợp. Mình làm test C# được có 31/300 :) . Sai có mười mấy câu chứ nhiêu, làm thấy gê, chẳng qua mình không tập trung thôi :lol:
Kiến thức vô hạn - Khả năng hữu hạn :))
Học phí trên Pluralsight
Gói thấp nhất hiện tại là $29/tháng. Cùng xem qua học phí của Pluralsight nhé
Mình cũng chưa thử đăng nhập một tài khoản trên nhiều máy có được không. Nếu được, một nhóm bạn cùng mua và học thì cũng không quá mắc với học sinh. Như tựa đề bài viết, Pluralsight tập trung nhiều khóa học về C#, vì thế lâu lâu Microsoft cũng có những mã giảm giá học free vài tháng, bạn cứ search Free Pluralsight Subscription xem có không nhé!
Digital Tutors
Sẵn nói về Pluralsight thì mình review luôn Digital Tutors (DT) . Thực ra DT được mua lại từ Pluralsight. DT chủ yếu là dạy cách sử dụng các phần mềm như đồ họa, design, 3D,vv. Tuy nhiên DT cũng có riêng một phần là Game Dev dạy về làm game với các Game Engine nổi tiếng như Unity3D, Unreal, CryEngine,vv.
Về khóa học trên DT cũng được thiết kế theo learning path. Có những learning path rất hay như Indie Game Developer with Unity3D. Trong khóa này, bạn sẽ được học từ tạo model 3D với Maya, cách lên ý tưởng, xây dựng prototype và cuối cùng và code để tạo nên một game hoàn thiện. Nội dung quá tuyệt vời đúng không nào.
Về học phí thì chỉ cần bạn mua tài khoản bên Pluralsight là có thể học được bên DT rồi. Như vậy chỉ cần đầu tư $29 một tháng là có thể tha hồ đắm chìm trong biển kiến thức rồi phải không nào. Ví dụ bạn vừa học lập trình C# bên Pluralsight, học design nhân vật game bằng Maya hoặc Zbrush bên DT, sau đó kết hợp các Learning Path như trên. Bảo đảm nội lực sẽ tăng đáng kể nhé!
Kết luận: Mình xếp Pluralsight vào top 2 những trang học online tính phí vì như đã phân tích từ đầu bài. Với số tiền bỏ ra hơn 500k một tháng, lượng kiến thức bạn tiếp thu được là vô biên, chỉ sợ là bạn không có thời gian học mà thôi. Vậy trang nào đứng top 1 trên cả Pluralsight, cùng đón chờ bài viết mới trong loạt review các trang học trực tuyến tại NIVIKI.COM nhé. Mọi ý kiến vui lòng comment nhé!
Udemy – Nơi lập trình thực tế thăng hoa
Lập trình thực tế là gì?
Ở hai phần trước với các trang học lập trình trực tuyến là Coursera và Pluralsight. Tuy gần đây cả hai trang này đã có những bước đột phá về nội dung, các khóa học vẫn tập trung lý thuyết, nền tảng là chủ yếu.
Hai trang này cung cấp các nền tảng như:
- Kỹ luật lập trình
- Cấu trúc dữ liệu giải thuật,
- Ngôn ngữ lập trình,
- Các phương pháp lập trình như hướng đối tượng, lập trình song song
- Cơ sở dữ liệu
- Mô hình kiến trúc phần mềm như MVC, MVVM
- Phướng pháp phát triển phần mềm
Người học phải học nhiều thứ rồi tự liên kết kiến thức của mình lại để phát triển sản phẩm. Ví dụ bạn chưa biết gì về lập trình và muốn tạo một game đơn giản như Flappy Bird, bạn phải học lập trình cơ bản -> hướng đối tượng -> học một ngôn ngữ lập trình như C++, C#, Java,vv -> học cách làm game hoặc sử dụng game engine.
Đây là lộ trình nếu bạn có người chỉ dẫn. Nhưng thường thì khi mới bắt đầu, chúng ta không biết nên học cái gì cũng như chọn công nghệ nào. Đây là một trong những khó khăn khi mới học lập trình ai cũng mắc phải. Nếu không có định hướng rõ ràng thì rất dễ nản chí và bỏ cuộc.
Bạn đang chán nản kiểu học lập trình truyền thống
Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này, đó chính là Udemy.com?
Udemy – nơi lập trình thực tế thăng hoa
Trước tiên, mọi người cùng nhìn qua tôn chỉ hoạt động của Udemy trước nhé:
Unlike academic MOOC programs driven by traditional collegiate coursework, Udemy provides a platform for experts of any kind to create courses which can be offered to the public, either at no charge or for a tuition fee
Mặc dù lập trình chỉ là một phần nội dung của Udemy, nhưng mảng này vẫn đi đúng với tôn chỉ phát triển là hướng đến thực tế một cách tốt đa nhất có thể.
Những khóa học được thiết kế theo kiểu All in one. Tức là chỉ cần học một khóa là có đủ các kiến thức cần thiết để tạo ra sản phẩm. Người học không cần “ngu ngơ” kiểu như nên học cái gì trước cái gì sau nữa.
Đặc điểm các khóa học trên Udemy
Những khóa học thường không có yêu cầu kiến thức trước khi học như Pluralsight. Bạn không biết gì cũng có thể học lập trình và làm sản phẩm được. Và mục tiêu của các khóa học là giúp bạn trở thành lập trình viên thực sự chứ không phải học những thứ khô khan và lý thuyết suông.
Rất dễ bắt gặp những khóa học với tựa đề: Become the Web Developer, Game Developer, ASP Developer, Android Developer, IOS Developer from Scratch, vv trên Udemy.
Như khóa The Complete Web Developer Course - Build 14 Websites của Rob Percival sẽ hướng dẫn lập trình web cho người không biết gì qua việc xây dựng 14 website từ lớn đến nhỏ. Bạn sẽ được học các kiến thức từ ·HTML ·CSS ·Javascript ·jQuery ·CMSs WordPress ·Responsive Design ·PHP Coding ·MySQL Databases ·APIs
Những khóa học lên đến hàng trăm hàng học viên là chuyện bình thường
Khóa game Learn to Code by Making Games của Ben Tristem hướng dẫn làm game Uniy3D từ cơ bản nhất, dạy người học từ không biết C# là gì đến làm được game 2D cho PC và cả mobile. Mình đã học khóa này, mình thấy nội dung hay, đầy đủ và cũng quay lại các bài hướng dẫn vừa ôn tập kiến thức, vừa giúp một số bạn khác.
Học được các kỹ năng mới nhất, công nghệ mới nhất
Một điểm đặc biệt nữa là các khóa học trên Udemy luôn nắm bắt được các công nghệ mới nhất. Chẳng hạn như các framework mới nổi như Meteor, Ionic khi vừa mới ra thì trên Udemy đã có khóa học hướng dẫn rồi. Hay các nền tảng công nghệ cập nhật như Unity3D 5.3 hay Swift 3 + IOS 10 ( mặc dù mới ra beta) đã có nguyên khóa dạy từ cơ bản đến nâng cao trên Udemy.
Nguyên nhân mình nghĩ bởi vì ai cũng có thể trở thành Instructor trên Udemy. Udemy không yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ nào để mở khóa học cả, khác hoàn toàn Pluralsight hay Coursera. Như thế các Instructor có thể hoàn toàn quyết định nội dung, nội dung càng hay càng thực tiễn thì sẽ có nhiều học viên. Bằng cấp chã có liên quan gì đến dạy hay dạy dở. Tóm lại quy trình kiểm duyệt của Udemy không quá khắt khe. Ngay cả mình là một sinh viên còn có thể mở được khóa học lập trình hướng đối tượng C++ mà.
Học phí rẻ và an toàn
Sau đợt thay đổi chính sách vừa rồi, giá các khóa học ở Udemy được chia theo tier giống như paid app trên Appstore. Mức giá từ $10 đến cao nhất là $200. Ngoài ra, còn có những đợt khuyến mãi khủng với coupon miễn phí. Có thể giảm tới 95-98%, tức là khóa $200 chỉ còn $10
Udemy luôn có các đợt khuyến mãi lớn
Vì sao mình nói an toàn? Nếu bạn thấy chất lượng khóa học không xứng đáng, bạn có thể yêu cầu Udemy refund cho bạn trong vòng 30 ngày từ khi mua khóa học. Thật tuyệt vời đúng không.
Student’s success
Có rất nhiều học sinh đã đi làm khi học trên Udemy, bạn có thể xem thêm tại đây. Mình xin lấy câu chuyện của bạn cùng lớp mình :) (vì chung khóa học IOS đó mà), anh này từ không biết lập trình sau khi học đã có thể làm một app là Pokemon Radar - ứng dụng giúp tìm Pokemon, hiện đang đứng top 2 Appstore Mỹ.
Một vài nhược điểm
Mình luôn nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh. Không có thứ gì là hoàn hảo cả. Mình thấy Udemy có vài nhược điểm sau:
- Phát video theo kiểu stream nên hơi lag nếu mạng chậm.
- Có nhiều khóa học cùng chủ đề dẫn đến khó chọn lựa.
- Vẫn có những khóa học dở tuy nhiên số lượng này rất ít. Mình chưa thấy khóa nào có tổng review dưới 3 sao
- Nếu bạn không có VISA/Paypal không thể mua khóa học. Vì thế hãy tạo ngay cho mình một thẻ thanh toán quốc tế nhé
Kết luận
Mình viết những bài review này là dựa trên kinh nghiệm thực tế chứ không phải viết đại. Udemy là trang học online mình tốn nhiều tiền nhất để mua khóa học cũng như là nơi mình thấy đáng đồng tiền bát gạo nhất.
Đây không những là nơi mang đến kiến thức mà còn là nơi truyền cảm hứng đến với mình. Những series như lập trình game Unity3D, khóa học lập trình hướng đối tượng của mình đều bắt đầu từ đây. Vì cách truyền đạt của họ quá hay, quá thực tế, chương trình họ rõ ràng. Mình cảm thấy được niềm vui khi tạo ra một game/app nhỏ. Cách họ dạy là muốn học sinh như mình hiểu chứ không phải là kiểu tiến sĩ gây mê không hồi sức như ở trường. Mình muốn một ngày được như họ, có thể tạo ra khóa học hay giúp hàng ngàng người học lập trình từ chưa biết gì đến nâng cao.
Nếu bạn muốn học học lập trình thực tế hãy lên Udemy!